Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn".
- Les Brown
Thuyết trình là trình bày bằng lời nói trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người khác. Dù ở môi trường nào, thuyết trình vẫn là công cụ giao tiếp hiệu quả giúp mỗi người truyền tải thông điệp và tạo dựng sự tin tưởng ở người khác.
Đối với những Người hành Nghề Luật, thuyết trình vừa là một kỹ năng thiết yếu, vừa là một trong các tiêu chí để đánh giá về năng lực, trình độ chuyên môn. Nghề nghiệp của những Người hành Nghề Luật, đặc biệt là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tất yếu đòi hỏi người hành nghề thuần thục kỹ năng thuyết trình bởi lẽ thuyết trình trở thành hoạt động thường xuyên, là một phần của công việc.
Có thể kể tới các hoạt động như: hoạt động trao đổi, thuyết phục của Luật sư với khách hàng về các vấn đề pháp lý của khách hàng; hoạt động bào chữa, bảo vệ của Luật sư đối với khách hàng tại phiên tòa; hoạt động buộc tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa; hoạt động tuyên án của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, việc tập huấn, trao đôi kinh nghiệm hay phổ biến pháp luật trong cộng đồng...
Sự chủ động, rõ ràng, rành mạch, có căn cứ, cơ sở pháp lý, có tính thuyết phục cao trong hoạt động thuyết trình của Thẩm phán, Kiểm sát viên hay Luật sư sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong công việc của họ. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng thuyết trình là điều không thể thiếu đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư bên cạnh các kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng mềm khác.
- “Tôi có ý tưởng”: loại nội dung này liên quan tới việc tạo ra các ý tưởng mới, thường áp dụng khi trình bày chiến lược, kế hoạch hoạt động, giải pháp xử lý vấn đề;
- “Tôi có một hiểu biết”: loại nội dung này thường theo hướng tập hợp tài nguyên thông tin sẵn có, trình bày theo hệ thống, thường áp dụng đối với sinh viên, giảng viên trình bày bài học, bài giảng;
- “Tôi có kinh nghiệm”: loại nội dung này hướng tới việc chia sẻ các kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân, thường áp dụng đối với việc đào tạo kỹ năng mềm, truyền cảm hứng cho người nghe.
Thuyết trình thuyết phục hay thuyết trình “giải quyết vấn đề”:
là việc thuyết trình mà nội dung hướng tới đề xuất giải pháp giải quyết vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống pháp lý nhằm thuyết phục người nghe đông ý với nội dung thuyết trình. Đây là loại thuyết trình phổ biến trong công việc của những nguời hành nghề luật, đặc biệt là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Trong đó, người hành nghề phân tích nội dung vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống; phân tích các quy định liên quan, từ đó đưa ra giải pháp pháp lý, kiến nghị, đề xuất... giải quyết vấn đề. Thuyết trình thuyết phục thường được thực hiện với nhóm người nghe có trách nhiệm giải quyết hoặc có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống pháp lý.
Thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức pháp lý:
là hoạt động thuyết trình thường được sử dụng trong đào tạo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu quy định pháp luật mới, chia sẻ thông tin pháp lý với cộng đồng... So với thuyết trình thuyết phục, thuyết trình chia sẻ có nội dung rộng hom, thường liên quan tới các vấn đề pháp lý, thực tiễn áp dụng pháp luật, kinh nghiệm nghề nghiệp...; đối tượng người nghe cũng rộng hom, có thể là đồng nghiệp, thành viên các cơ quan, tổ chức hoặc người dân.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Về nội dung: Tập trung vào những vấn đề pháp lý, có thể là vấn đề pháp lý chung, kinh nghiệm hành nghề luật hoặc vấn đề pháp lý trong các vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống cụ thể. Với thuyết trình thuyết phục nhằm giải quyêt vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống... sẽ có những đề xuất, giải pháp pháp lý được nêu ra trong bài thuyết trình.
Về cấu trúc: Các bài thuyết trình của Người hành Nghề Luật thường có cấu trúc mạch lạc, rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, cấu trúc bai thuyết trình được quy định chặt chẽ, theo mẫu mà Người hành Nghề Luật phải tuân thủ.
Về kỹ thuật trình bày: Đảm bảo sự nghiêm túc, chuẩn mực; một số kỹ thuật nhằm “tạo sự thu hút” trong thuyết trình thông thường như trò chơi, những câu bông đùa... hạn chế hơn rất nhiều, đặc biệt trong thuyết trình “giải quyết vấn đề”. Đối với thuyết trình trong tổ tụng, việc thuyết trình còn bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định tố tụng và những chuẩn mực ứng xử riêng, đặc biệt là tại phiên tòa.
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm