Lấn chiếm đất đai là gì? Tội chiếm đoạt đất đai bị xử lý thế nào?

26/03/2025
Khổng Minh
Khổng Minh
Lấn chiếm đất đai là gì? Tội chiếm đoạt đất đai bị xử lý thế nào?

1- Lấn chiếm đất đai là gì?

Tại khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:

 Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

 Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

- Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

- Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp.

Xem thêm :  Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

Từ 1/7/2025 khoản thu nhập nào cần đóng thuế TNCN

2- Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất đai là gì?

Việc xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai sẽ tùy theo mức độ và trường hợp khác nhau sẽ được chia thành các khung phạt khác nhau, quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

[a] Trường hợp 1: Lấn, chiếm đất chưa được sử dụng tại khu vực nông thôn.

- Xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

- Xử phạt từ 3 - 5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta;

- Xử phạt từ 5 - 15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta;

- Xử phạt từ 15 - 30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta;

- Xử phạt từ 30 - 70 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

[b] Trường hợp 2: Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất để trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng hay đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn.

- Xử phạt từ 3 - 5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

- Xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta;

- Xử phạt từ 10 - 30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta 0,5 héc ta;

- Xử phạt từ 30 - 50 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta 01 héc ta;

- Xử phạt từ 50 - 120 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

[c] Trường hợp 3: Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất để trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng hoặc đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn.

- Xử phạt từ 3 - 5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

- Xử phạt từ 5 - 7 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta;

- Xử phạt từ 7 - 15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta;

- Xử phạt từ 15 - 40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta;

- Xử phạt từ 40 - 60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta;

- Xử phạt từ 60 - 150 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

[d] Trường hợp 4: Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn 

- Xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

- Xử phạt từ 20 - 40 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta;

- Xử phạt từ 40 - 100 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta;

- Xử phạt từ 100 - 200 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 01 héc ta;

- Xử phạt từ 200 - 500 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Lưu ý: Tại khu vực đô thị, mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất sẽ cao gấp đôi so với mức phạt ở khu vực nông thôn. Mức phạt tối đa đối với cá nhân là 500 triệu đồng, đối với tổ chức là 1 tỷ đồng.

Nếu lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất công trình có hành lang bảo vệ, đất đặt trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Ngoài ra, những hành vi lấn chiếm đất của người khác, gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của họ sẽ bị xử phạt như sau:

- Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại trực tiếp cho việc sử dụng đất của người đó.

- Xử phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng với trường hợp đưa các chất độc hại, chất thải lên đất của người khác hoặc đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại trực tiếp cho việc sử dụng đất của người đó.

- Xử phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng với trường hợp thực  hành các hành động đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại trực tiếp cho việc sử dụng đất của người khác.

Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

3- Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi lấn chiếm đất đai

Cá nhân, tổ chức có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu tái phạm hành vi lấn chiếm đất lần 2

Cá nhân, tổ chức lấn chiếm đất đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn tái phạm lần 2 thì sẽ bị xử phạt hình sự. Mức phạt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, quy định cụ thể tại Điều 228 Bộ luật Hình sự như sau:

- Xử phạt tiền từ 50 - 500 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù giam nếu hành vi lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn tái phạm lần 2.

- Xử phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm nếu hành vi lấn chiếm đất thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm mang tính chất nguy hiểm.

Để tránh bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân và tổ chức cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật trước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai cũng như pháp lý nhà ở. 

Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Lấn chiếm đất đai là gì? Tội chiếm đoạt đất đai bị xử lý thế nào? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Lấn chiếm đất đai là gì? Tội chiếm đoạt đất đai bị xử lý thế nào? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Lấn chiếm đất đai là gì? Tội chiếm đoạt đất đai bị xử lý thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17569 sec| 975.805 kb