Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Người lãnh đạo nghĩ và nói về giải pháp. Người phục tùng nghĩ và nói về vấn đề".
Brian Tracy, sinh năm 1944, diễn giả và tác giả của: Earn What You're Really Worth, Eat That Frog!
Lãnh đạo (Leader) được hiểu là trưởng nhóm, người chỉ huy, kiểm soát một đội nhóm, tập thể, tổ chức riêng biệt. Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm xác lập phương hướng, xây dựng kế hoạch cụ thể, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt công việc.
Lãnh đạo phải là người có suy nghĩ, lời nói và hành động nhất quán. Lãnh đạo tốt truyền cảm hứng, đảm bảo các thành viên cùng nhau hướng tới mục tiêu chung. Thông qua việc định hướng, tạo động lực, hỗ trợ… Lãnh đạo cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức.
Công việc của Lãnh đạo thường là phân bổ công việc, đào tạo kỹ năng và giám sát, đánh giá hiệu suất của mỗi thành viên. Vì Lãnh đạo là người đứng đầu nên họ luôn phải chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ cấu tổ chức của đội nhóm, tập thể đó.
Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Một Lãnh đạo có khả năng định hình tầm nhìn, mục tiêu và phương hướng tổng thể cho đội nhóm, tổ chức, truyền cảm hứng cho các thành viên hướng tới mục tiêu đó.
Tầm quan trọng của Lãnh đạo còn được thể hiện qua việc giải quyết những thách thức và trở ngại, đồng thời đưa ra những quyết định cần thiết để đảm bảo sự vận hành trơn tru của tổ chức.
Sau khi đã thống nhất các phương án triển khai với ban lãnh đạo, Lãnh đạo cần truyền đạt kế hoạch một cách rõ ràng cho cấp dưới của mình. Đồng thời, họ còn đóng vai trò là người hướng dẫn, đào tạo các thành viên thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Nhờ đó có thể xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên. Nếu Lãnh đạo không có tố chất để thực hiện những vai trò này, việc kiểm soát hoạt động, hiệu quả của tổ chức sẽ trở nên khó khăn. Có thể nói rằng, Lãnh đạo sẽ là người góp một phần quan trọng vào sự thành công của tổ chức.
Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Xem thêm: Phong cách lãnh đạo
Một Lãnh đạo cần phải là người nhìn ra bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, kỹ năng phân tích và dự đoán những tình huống có thể xảy ra để đưa ra những phương án rõ ràng và tối ưu nhất.
Bằng cách kết hợp điểm mạnh của các thành viên trong nhóm, Lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng cho họ hành động. Nhờ đó mà nhóm mới cố gắng nỗ lực cùng nhau để hướng tới mục tiêu chung, có như vậy Lãnh đạo mới thực sự được tin tưởng.
Mục tiêu rõ ràng, thống nhất giúp các thành viên hướng đến một điểm nhìn chung, tạo nên một khối thống nhất trong quá trình vận hành. Bên cạnh đó, Lãnh đạo cũng nên dành thời gian tìm hiểu về mục tiêu của mỗi cá nhân nhằm giúp mọi người cảm thấy có giá trị hơn, được kết nối với sứ mệnh lớn hơn trong công ty.
Lãnh đạo luôn cần tự tạo động lực và trở thành nguồn cảm hứng cho các thành viên trong nhóm. Một tầm nhìn đầy cảm hứng sẽ thuyết phục mọi người cùng làm việc chăm chỉ và nỗ lực nhiều hơn trách nhiệm của họ. Do đó, biết cách tạo động lực cũng sẽ giúp đội nhóm hoàn thành công việc với năng suất tốt hơn.
Con cá thì không thể leo cây, do đó mà một Lãnh đạo cần nắm rõ năng lực của các thành viên trong nhóm để giao việc đúng người, đúng thời điểm. Tránh giao việc sai người vừa làm giảm hiệu suất, vừa dễ tạo áp lực cho nhân viên và ảnh hưởng đến tiến độ chung của tập thể.
Lãnh đạo giỏi là người biết khai thác thế mạnh của các cá nhân, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho họ phát huy năng lực một cách tối ưu nhất thông qua những công việc được phân bổ.
Hãy sẵn lòng hỗ trợ các thành viên trong nhóm một cách nhiệt huyết và hiệu quả. Đôi khi họ sẽ gặp khó khăn trong công việc, lúc đó họ cần người đảm nhận vị trí Lãnh đạo đứng ra giúp đỡ hoặc cùng họ giải quyết vấn đề.
Tố chất này giúp Lãnh đạo tạo được ấn tượng tốt và làm các thành viên thấy nể trọng hơn, từ đó mà tận tâm hơn với công việc họ được giao phó.
Việc quan sát, đánh giá và khen thưởng là một cách để Lãnh đạo công nhận sự nỗ lực của các thành viên. Điều này là rất cần thiết để khích lệ tinh thần làm việc của tập thể.
Việc này đòi hỏi Lãnh đạo phải có những quan sát chặt chẽ để có cái nhìn công tâm và khách quan nhất. Tránh thiên vị cho bất kỳ một cá nhân nào gây chia rẽ tập thể.
Đồng thời, có khen thưởng thì cũng nên có những mức phạt thích đáng, nhằm hình thành nên một đội nhóm có tổ chức và tính kỷ luật cao.
Xem thêm: Khả năng lãnh đạo (Leadership)
Trung thực, liêm chính là những phẩm chất quan trọng và bắt buộc cần phải có ở những người lãnh đạo nói chung. Điều này giúp tạo ra giá trị riêng cho bản thân, đồng thời làm gương cho các thành viên trong nhóm.
Lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của các thành viên trong quá trình làm việc. Qua đó mới tạo nên một tập thể đoàn kết, giúp công việc đạt hiệu suất tốt hơn.
Một Lãnh đạo tự tin mới tạo dựng được lòng tin của các thành viên trong nhóm. Sự tự tin giúp họ giải quyết vấn đề một cách chắc chắn, quản lý các mối quan hệ một cách tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, tự tin quá cao cũng sẽ khiến một Lãnh đạo quá tự trọng hoặc không sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm. Một Lãnh đạo xuất sắc là người biết cân bằng giữa sự tự tin và tính trung thực với những người xung quanh.
Lãnh đạo là người biết đứng ra chịu mọi trách nhiệm liên quan của đội nhóm. Do đó, khi có vấn đề xảy ra, đừng đổ lỗi cho các cá nhân khác mà hãy đánh giá lại hướng đi, cách quản lý của mình cũng như thừa nhận sai sót và rút ra bài học cho bản thân.
Ở cương vị Lãnh đạo, hãy cố gắng giải quyết các vấn đề phát sinh càng sớm càng tốt, cùng bàn bạc và lắng nghe ý kiến của các thành viên. Khi đã thống nhất thì các vấn đề đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Là người mang trên vai nhiều trọng trách, sẽ có những lúc Lãnh đạo bị áp lực, stress. Khi đó, họ cần làm chủ cảm xúc và cân bằng lại cuộc sống của mình, bởi Lãnh đạo là tấm gương để các thành viên trong nhóm phấn đấu noi theo.
Tuyệt đối không được để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc, thành viên trong nhóm. Đồng thời cần nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng khách quan, tích cực.
Xem thêm: 05 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell
Ngoài những kỹ năng cơ bản mà một Lãnh đạo cần có dưới đây, mỗi người cũng cần phát triển thêm những kỹ năng riêng của bản thân theo nhu cầu của mỗi nhóm và tổ chức mà mình đang làm việc.
Kỹ năng lập kế hoạch là yêu cầu đầu tiên cần có của một Lãnh đạo. Việc lập một bảng kế hoạch làm việc cụ thể sẽ dễ dàng tạo ra sự phối hợp đồng bộ và trơn tru hơn trong một tổ chức. Thông qua bảng kế hoạch, các thành viên trong nhóm có thể nắm bắt được trọng tâm công việc rõ ràng hơn.
Để giúp nhân viên nhanh chóng nắm rõ được những việc cần làm, Lãnh đạo phải có kỹ năng truyền đạt thông tin hoặc kỳ vọng của mình một cách rõ ràng. Những từ ngữ phải thuyết phục và tạo lòng tin để thúc đẩy họ làm theo.
Đồng thời, luôn biết lắng nghe những ý kiến, vấn đề của các thành viên để gắn kết hơn với họ. Nhờ đó, Lãnh đạo sẽ nhận được nhiều hơn sự tín nhiệm và yêu mến hơn.
Kỹ năng quản lý, lãnh đạo đội nhóm là điều rất quan trọng để Lãnh đạo hiểu được tâm lý đội ngũ mà mình quản lý, đảm bảo rằng các thành viên đã trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết.
Việc tạo ra các hoạt động teamwork có thành viên mới và cũ giúp mọi người hiểu nhau hơn để cùng nhau phấn đấu. Thành viên cũ hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm dày dặn của mình, còn thành viên mới có thể có những ý tưởng sáng tạo mới lạ góp ý cho công việc.
Kỹ năng ra quyết định là một thử thách đối với các Lãnh đạo. Khi đối diện với các quyết định khó khăn, Lãnh đạo cần đưa ra những lựa chọn một cách quyết đoán nhất. Lựa chọn ấy phải tối ưu để không làm ảnh hưởng đến tập thể.
Để làm được điều này, Lãnh đạo cần thu thập nhiều thông tin để có đánh giá khách quan về ưu nhược điểm của mỗi phương án. Nếu chưa tự tin thì nên xin ý kiến của cấp trên và thảo luận lại với các thành viên. Kết quả có thế nào thì Lãnh đạo cũng nên chịu trách nhiệm và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
Xem thêm: Tin tưởng - một giá trị cốt lõi của Công ty Luật TNHH Everest
Khái niệm Lãnh đạo (Leader) và Quản lý (Manager) thường bị nhầm lẫn, khi nhiệm vụ, vai trò của hai vị trí này trong tổ chức bị chồng chéo, gây ra những khó khăn trong công tác vận hành của tổ chức. Cả Lãnh đạo và Quản lý đều đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ nhau, nhưng mỗi vị trí lại đòi hỏi các kỹ năng và khả năng khác nhau.
- Về chức năng:
Lãnh đạo: Lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho các thành viên. Công việc của các Lãnh đạo là tạo động cơ hoạt động cho mọi người.
Quản lý: Chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc. Công việc của Quản lý là xây dựng kế hoạch, tổ chức và điều phối.
- Về nhiệm vụ:
Lãnh đạo: Thách thức hiện trạng.
Quản lý: Duy trì hoặc cố gắng đạt được hiện trạng.
- Về vai trò trong tổ chức:
Lãnh đạo: Hướng dẫn, đào tạo mọi người trở thành một phiên bản tốt hơn của chính họ.
Quản lý: Chỉ đạo mọi người đạt được mục tiêu của công ty
- Về đối tượng:
Lãnh đạo: Quan tâm đến vấn đề con người.
Quản lý: Chú trọng tới hệ thống, cấu trúc.
- Về mục tiêu:
Lãnh đạo: Xây dựng mối quan hệ, chiến lược dài hạn
Quản lý: Mục tiêu ngắn hạn.
- Về quá trình:
Lãnh đạo: Trả lời cho câu hỏi: Cái gì (What), Tại sao (Why).
Quản lý: Trả lời cho câu hỏi Làm như thế nào (How), Khi nào (When).
Xem thêm: Kết nối - Giá trị cốt lõi của Công ty Luật TNHH Everest
Năng lực lãnh đạo hay Khả năng Lãnh đạo (Leadership) là thuật ngữ chỉ năng lực lãnh đạo của Lãnh đạo, bản chất thực sự của kỹ năng này là tạo nên một tập thể kết nối, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Đây là quá trình mà Lãnh đạo phải chứng minh khả năng để được công nhận năng lực cùng sự tín nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Năng lực Lãnh đạo được thể hiện qua cách cư xử, cách nhìn người, kiến thức và kỹ năng quản lý của Lãnh đạo. Nhiều người thường nhầm lẫn Năng lực Lãnh đạo là được sai khiến, chỉ bảo người khác. Tuy nhiên trên thực tế, đây là kỹ năng giúp truyền cảm hứng và kích hoạt năng lượng làm việc cho tập thể.
Người Lãnh đạo đội nhóm (Team leader) là người chỉ huy, quản lý trực tiếp một đội nhóm. Nhiệm vụ của Người Lãnh đạo đội nhóm là đặt ra những mục tiêu, xây dựng kế hoạch, triển khai, giám sát, đo lường và đánh giá hiệu suất. Bên cạnh đó, Người Lãnh đạo đội nhóm cũng có trách nhiệm gắn kết các thành viên trong nhóm thành một tập thể thống nhất, hướng đến mục tiêu chung.
Đồng Lãnh đạo (Co-Leader) là người có chung trách nhiệm lãnh đạo với người khác. Để làm việc hiệu quả, Đồng Lãnh đạo cần làm việc chung và thống nhất ý kiến, cùng nhau hướng dẫn một nhóm hay một tổ chức hướng tới mục tiêu chung.
Đồng Lãnh đạo được xem là một vị trí đòi hỏi mức độ tin cậy, hợp tác và giao tiếp hòa hợp giữa hai nhà lãnh đạo. Nếu được thực hiện hiệu quả, nó có thể giúp tăng năng suất và tiềm năng thành công lớn hơn.
Phó nhóm (Sub Leader) là thuật ngữ chỉ đội phó, phó phòng… Vị trí này thấp hơn so với Lãnh đạo đội nhóm nhưng cao hơn các thành viên khác trong tập thể.
Tổ trưởng (Shift Leader): thường là những thuật ngữ dùng trong các nhà hàng, khách sạn, chỉ những vị trí trưởng ca, tổ trưởng. Đây là những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành một nhóm nhân viên trong một khung thời gian nhất định, ví như như chấm công, hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại…
Một tổ chức hiệu quả luôn cần Lãnh đạo, một Lãnh đạo đam mê công việc và có thể truyền nhiệt huyết của mình cho các thành viên, giúp họ đạt được mục tiêu của tổ chức. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng là người biết học hỏi từ những sai lầm của bản thân.
Xem thêm: Chia sẻ - một giá trị cốt lõi của Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm