Lỗi vô ý vì quá tự tin - Hiểu sao cho đúng?

05/11/2024
Đoàn Phi
Lỗi vô ý vì quá tự tin là một trong hai hình thức lỗi vô ý. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu về hình thức lỗi này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1-Khái niệm của Lỗi vô ý vì quá tự tin

Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp "Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được" (đoạn 1 Điều 11 Bộ luật hình sự).

Khác với Lỗi cố ý trực tiếp (mong muốn hậu quả thiệt hại xảy ra) và Lỗi cố ý gián tiếp (có ý thức bỏ mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra), người phạm tội vô ý do quá tự tin cho rằng hậu quả của hành vi của mình sẽ không xảy ra, hoặc sẽ xảy ra và họ có thể ngăn ngừa được.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2-Dấu hiệu của Lỗi vô ý vì quá tự tin

[a] Về lý trí

Người phạm tội nhận thức được tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội (hậu quả thiệt hại) mà hành vi của mình có thể gây ra.

Xét ở điểm này, người có lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và người có lỗi cố ý có sự giống nhau là đều thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi của mình. Tuy nhiên sự giống nhau này chỉ là tương đối.

Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin thấy trước hậu quả thiệt hại có thể xảy ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra (hoặc có thể ngăn ngừa được). Thực chất việc "thấy trước hậu quả thiệt hại có thể xảy ra" hỉ là sự cân nhắc đến hậu quả thiệt hại có thể xảy ra và kết quả là người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra. Đối với người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin, khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra và khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng thiệt hại không xảy ra.

[b] Về ý chí

Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả thiệt hại. Trong lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận khả năng hậu quả thiệt hại xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi . Khác với lỗi cố ý gián tiếp, trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin, sự không mong muốn hậu quả thiệt hại của người phạm tội gắn liền với việc người đó đã loại trừ đi khả năng hậu quả thiệt hại không xảy ra (hoặc ngăn ngừa được). Sự cân nhân, tính toán này đến từ những căn cứ nhất định nhwL sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài khác.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sự bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Lỗi vô ý vì quá tự tin - Hiểu sao cho đúng? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Lỗi vô ý vì quá tự tin - Hiểu sao cho đúng? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Lỗi vô ý vì quá tự tin - Hiểu sao cho đúng?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.14108 sec| 806.875 kb