Luật Cạnh tranh

"Không ai lên được rất cao nhờ kéo người khác xuống. Thương nhân thông minh không đẩy đổ đối thủ cạnh tranh. Người lao động biết suy nghĩ không làm khó người làm việc với mình. Đừng đẩy đổ bạn bè. Đừng đẩy đổ kẻ địch. Đừng đẩy đổ chính mình".

- Alfred Tennyson

Luật Cạnh tranh

Cạnh tranh: là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.

Pháp luật canh tranh, theo nghĩa rộng, được hiểu bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, những quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và tất cả các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Liên hệ

1- Khái quát về Luật cạnh tranh:

Theo nghĩa rộng, pháp luật canh tranh được hiểu bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh, những quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và tất cả các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Pháp luật cạnh tranh được thể hiện trong Luật cạnh tranh, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Luật cạnh tranh là một đạo luật mà khuyến khích hoặc tìm cách duy trì thị trường cạnh tranh bằng cách quy định hành vi chống cạnh tranh của các công ty. Luật cạnh tranh được thi hành thông qua việc thực thi công và tư.

2- Đối tượng điều chỉnh của Luật cạnh tranh:

Về nguyên tắc, đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh là các chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế, theo đuổi mục đích lợi nhuận. Trên thực tế, đó chủ yếu là các doanh nghiệp. Cần phải nhấn mạnh rằng khái niệm doanh nghiệp trong luật cạnh tranh rất đặc biệt, nó khác với những gì chúng ta đã biết đến trong luật thương mại. Trước hết, tiêu chí để xác định một chủ thể là doanh nghiệp là (i) có tiến hành hoạt động kinh tế (ii) có ‘‘tính độc lập’’ trong việc ra quyết định. Tiêu chí thứ nhất có một số ngoại lệ. Trong rất nhiều trường hợp, những chủ thể không theo đuổi mục đích lợi nhuận (như bảo hiểm xã hội) vẫn có thể bị coi là ‘‘doanh nghiệp’’ và là đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh. Còn tiêu chí thứ hai cho phép loại bỏ những công ty con, đại lý, văn phòng đại diện...không có thẩm quyền ra quyết định kinh doanh một cách độc lập do quan hệ trực thuộc với công ty mẹ.

Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn có thể là các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dưới hình thức hiệp hội doanh nghiệp, các nghiệp đoàn...

Khi xác định phạm vi đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh vấn đề đặt ra là luật cạnh tranh có áp dụng đối với các pháp nhân công quyền hay không, nếu có thì ở mức độ nào? Hoa Kỳ, các nước EU và Nhật Bản từ lâu đã thừa nhận nguyên tắc luật cạnh tranh được áp dụng đối với các pháp nhân công (các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước). Trước hết, đối với các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước thì xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp nên các chủ thể này hoàn toàn có thể là đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp khai thác một cách lạm dụng vị trí ưu đãi do pháp luật mang lại. Tuy nhiên đối với các pháp nhân công mà không phải là các doanh nghiệp, tức là các cơ quan nhà nước thì sao? Toà án Tư pháp phúc thẩm của Liên minh Châu Âu đã bày tỏ khá rõ ràng quan điểm về vấn đề này khi khẳng định rằng ‘‘một thực thể, như một cơ quan công quyền cũng có thể bị coi là một doanh nghiệp nhằm mục đích áp dụng các quy phạm của luật cạnh tranh’’ [6]. Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ quan này ra các quyết định tổ chức dịch vụ công cộng hoặc lựa chọn đối tác ký hợp đồng chẳng hạn thì án lệ của Pháp cho rằng đây là các quyết định hành chính thuần túy và không thuộc phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh.

3. Đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh 

Theo quy định tại điều 2 của Luật cạnh tranh thì đối tượng áp dụng Luật cạnh tranh gồm:

- Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Việc quy định các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong cách ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước cũng thuộc đối tượng áp dụng Luật, thể hiện chính sách của Nhà nước ta là mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

- Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp, việc quy định hiệp hội ngành nghề là đối tượng áp dụng Luật là do hiệp hội ngành nghề là diễn đàn, là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp có đặc điểm chung và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và trên thực tế, phần lớn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đều diễn ra trong hiệp hội. Các quyết định của hiệp hội nếu được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cạnh tranh. Vì vậy, Luật cạnh tranh cần áp dụng đối với cả hiệp hội ngành nghề.

4.  Nguyên tắc của Luật cạnh tranh 

Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng. Đây cũng là điểm mới trong Luật Cạnh tranh 2018 so với Luật Cạnh tranh năm 2004.

Trên phương diện hành vi cạnh tranh, doanh nghiệp được quyền tự do cạnh tranh theo quy định pháp luật nên doanh nghiệp được thực hiện bất cứ hành vi nào không bị pháp luật cấm. Vì thế, Luật Cạnh tranh hiện hành đã quy định bảy nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm: (i) Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; (ii) Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó; (iii) Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó; (iv) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó; (v) Lôi kéo khách hàng bất chính dưới các hình thức như đưa thông tin gian dối đến khách hàng về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc so sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác; (vi) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó; (vii) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của pháp luật.

Ngoài bảy nhóm hành vi nêu trên, doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất cứ hành vi cạnh tranh nào để thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ các hành vi cạnh tranh hợp pháp của doanh nghiệp.

5. Nguồn của Luật cạnh tranh 

Thứ nhất, các văn bản luật được Quốc hội thông qua bao gồm:

- Hiến pháp năm 2013 (bao gồm các quy định liên quan đến chính sách kinh tế).

- Luật cạnh tranh năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018).

- Bộ luật dân sự năm 2015 (bao gồm các quy định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, đến quyền yêu cầu đình chỉ hành vi, bồi thường thiệt hại...).

- Ngoài ra, các quy định gián tiếp điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp còn được thể hiện trong một số quy định của Luật thương mại năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đấu thầu năm 2013; Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật đầu tư năm 2014, Luật viễn thông năm 2009, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010)...

Thứ hai, các văn bản dưới luật do Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh và các luật khác có liên quan đến hoạt động cạnh tranh.

6. Các chế định liên quan Luật cạnh tranh 

Ở Việt Nam, khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh bên cạnh những chế tài dân sự như bồi thường thiệt hại (Điều 6 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP) còn có chế tài hành chính như phạt cảnh cáo, phạt tiền và cả các chế tài hình sự.

Các chế tài được các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, hiệp hội ngành nghề vi phạm pháp luật cạnh tranh chủ yếu là các chế tài hành chính. Chế tài dân sự và chế tài hình sự được toà án có thẩm quyền áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc tố tụng hình sự khi bên bị hại yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hoặc cơ quan có thẩm quyên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bên vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Theo pháp luật cạnh tranh, các hình thức xử lí vi phạm pháp luật cạnh tranh được các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh áp dụng, bao gồm: xử phạt chính, xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

- Chính sách khoan hồng thường được chú trọng trong xử lí vi phạm pháp luật cạnh tranh ờ các nước trôn thế giới, vấn đề này chưa được quy trong Luật cạnh tranh năm 2004 nhưng lại được coi là điểm mới của Luật cạnh tranh 2018 khi Luật cạnh tranh năm 2018 đã dành một điều luật để qúy định cụ thể về chính sách khoan hồng.

- Theo Điều 112 Luật cạnh tranh năm 2018, doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lí hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật cạnh tranh được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

- Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt nêu trên được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;

- Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;

- Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lí hành vi vi phạm;

- Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều ưa và xử lí hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, Luật cạnh tranh năm 2018 cũng quy định về việc miễn hoặc giảm mức xử phạt không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

Ngoài ra, chính sách khoan hồng cũng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hường khoan hồng đến ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

+ Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng, bao gồm:

- Thứ tự khai báo;

- Thời điểm khai báo;

- Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.

+ Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện nêu trên (quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật cạnh tranh năm 2018) được miễn 100% mức phạt tiền;

- Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện nêu trên (quy định tại khoản 3 Điều 112 Luật cạnh tranh năm 2018) lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Luật Cạnh tranh

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
4.14849 sec| 1111.477 kb