Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Quốc gia nào không biết bảo vệ đất là đang tự tay giết chính mình. Rừng là lá phổi của chúng ta. Nó giúp làm sạch không khí và tạo ra sức mạnh tươi mới cho tất cả mọi người"
- Franklin D.Roóevelt
Luật môi trường bao gồm các hiệp ước, quy ước, quy chế, quy định, và phổ biến pháp luật cho hoạt động để điều chỉnh sự tương tác của nhân loại và môi trường tự nhiên, đối với mục đích giảm thiểu các tác động của hoạt động của con người.
Môi trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động lớn dến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo những hệ lụy rất xấu cho môi trường.
Luật môi trường như một công cụ pháp lý để bảo vệ, tái tạo lại môi trường. Bài viết dưới đây phân tích khái niêm luật môi trường, đối tượng, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc, nguồn, các chế đinh liên quan của luật môi trường.
Luật môi trường bao gồm các hiệp ước, quy ước, quy chế, quy định, và phổ biến pháp luật cho hoạt động để điều chỉnh sự tương tác của nhân loại và môi trường tự nhiên, đối với mục đích giảm thiểu các tác động của hoạt động của con người.
Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường bao gồm:
[1] Quan hệ giữa nhà nước với tổ chức cá nhân gồm: (+) Quan hệ thanh tra môi trường, (+) Quan hệ xử phạt vi phạm pháp Luật môi trường, (+) Quan hệ khi phê duyệt báo cáo ĐTM, ĐMC
[2] Quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau: (+) Quan hệ thỏa thuận, hợp tác bảo vệ môi trường; hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm , suy thoái hoặc sự cố môi trường gây ra; phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường, (+) Quan hệ bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường ví dụ bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm , suy thoái hay sự cố môi trường gây nên, (+) Quan hệ thuê dịch vụ lập ĐTM, (+) Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường.
Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường gồm phương pháp mệnh lệnh hành chính và phương pháp bình đẳng
- Phương pháp mệnh lệnh hành chính:
+ Quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó.
+ Thường được dùng trong quan hệ giữa một bên là cơ quan nhà nước với các tổ chức, cá nhân.
+ Được thể hiện trong một số trường hợp như: Quyết định cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực môi trường; Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường…
- Phương pháp bình đẳng:
+ Điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân hoặc chủ thể khác.Các chủ thể bình đẳng với nhau trong quan hệ, không dựa trên bất kỳ yếu tố nào mà một bên có địa vị cao hơn bên còn lại.
+ Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt tài sản và tổ chức.
+ Việc xác lập, thực hiện và giải quyết những quan hệ hoàn toàn do ý chí và lợi ích chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó. Các bên được tự do thỏa thuận các vấn đề, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.
Luật môi trường hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo con người được sống trong môi trường trong lành.
Thứ hai, nguyên tắc phát triển bền vững.
Thứ ba, nguyên tắc phòng ngừa.
Thứ tư, nguyên tắc thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, Hiến pháp
Thứ hai, các luật đơn hành được ban hành để điều chỉnh các vấn đề cụ thể về môi trường. Các luật đơn hành về lĩnh vực khác song có chứa đựng một số quy định về bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Luật khoáng sản năm 2010.
+ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989.
+ Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991.
+ Luật dầu khí năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí năm 2008.
+ Luật đất đai năm 2013 thay thế Luật đất đai năm 2003.
+ Luật tài nguyên nước năm 2012.
+ Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2017 quy định trách nhiệm hình sự đối với những hành vi xâm hại các yếu tố của môi trường như tội làm ô nhiễm môi trường… tại Chương XVII - Chương các tội phạm về môi trường.
+ Luật thuỷ sản năm 2003 thay thế Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 (Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Thủy sản 2017, có hiệu lực từ ngày 01/1/2019).
+ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật năm 2006.
+ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007.
+ Luật hoá chất năm 2007.
+ Luật đa dạng sinh học năm 2008.
+ Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
Thứ ba, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thứ tư, Nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
Thứ năm, Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm