Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Nếu muốn biết giá trị của tiền bạc, hãy ra ngoài và thử vay một ít".
- Benjamin Franklin
Đạo luật về phá sản đầu tiên của Việt Nam là Luật Phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/1994 (Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993). Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 gồm 6 Chương, 52 Điều quy định thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu khi lâm vào tình trạng phá sản.
Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật phá sản năm 2014 với nhiều quy định mới nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Phá sản năm 2004 sau gần 10 năm thực hiện.
Pháp luật phá sản có thể hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Pháp luật phá sản là một chế định đặc thù trong luật thương mại. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa dựng các quy phạm của pháp luật nội dung, vừa chứa đựng các quy phạm của pháp luật hình thức.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Là pháp luật nội dung, pháp luật phá sản điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ. Là pháp luật hình thức, pháp luật phá sản điều chỉnh quan hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ nợ, con nợ và những người có liên quan. Quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Hay trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, pháp luật phá sản điều chỉnh hai nhóm quan hệ. Thứ nhất là là quan hệ tài sản giữa chủ nợ – con nợ. Thứ hai là quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(i) Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ:
- Quan hệ giữa chủ nợ và con nợ có bản chất là quan hệ tài sản. Được hình thành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và chỉ được coi là quan hệ pháp luật phá sản kể từ khi con nợ mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Theo đó thời hạn thanh toán là 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Có nghĩa là kể từ thời điểm đó pháp luật phá sản mới điều chỉnh các quan hệ đó.
- Chủ thể tham gia các quan hệ tài sản này là chủ nợ và con nợ. Chủ nợ là các tổ chức, cá nhân có khoản nợ chưa được doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ thanh toán. Chủ nợ được chia ra làm ba loại: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm Và chủ nợ có bảo đảm một phần (khoản 4, 5, 6 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014). Con nợ chính là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Hay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ.
- Khách thể của quan hệ giữa chủ nợ và con nợ là tài sản của con nợ. Nội dung của quan hệ tài sản giữa con nợ và chủ nợ chính là những quyền và nghĩa vụ tài sản của các chủ thể đó.
(ii) Quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Khác với quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ. Quan hệ tố tăng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và quan hệ này có dấu hiệu riêng như:
- Về chủ thể: một bên là các đương sự gồm chủ nợ, con nợ và những người có liên quan như người lao động cổ đông CTCP… Một bên là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Toà án nhân dân. Hay Viện kiểm sát nhân dân,quản tài viên, doanh nghiệp quản lí, thanh lí tài sản,…
- Khách thể của quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nội dung của quan hệ này là những quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự trước Nhà nước. Hoặc là các hành vi tố tụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Luật Phá sản năm 2014 số 51/2014/QH13,
- Nghị định 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản,
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,
- Nghị quyết 03/3016/NQ-HĐTP ngày 26/08/2016 hướng dẫn quy định của Luật Phá sản do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành,
- Thông tư 01/2015/TT-CA ngày 8/10/2015 quy định về quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản do Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành.
(i) Đối tượng áp dụng của Luật Phá sản:
Tại Điều 2 Luật Phá sản năm 2014 quy định đối tượng áp dụng của Luật Phá sản. Theo đó doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập. Cũng như hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy, Luật Phá sản năm 2014 chỉ áp dụng đối với các đối tượng như. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
(ii) Lý do phá sản:
Tương đồng với pháp luật phá sản của nhiều nước trên thế giới. Pháp luật phá sản của Việt Nam xác định lý do duy nhất dẫn đến phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, đó là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ. Và thời hạn thực hiện nghĩa vụ này là 03 tháng kể từ đến hạn thanh toán.
(iii) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản:
Theo thông lệ chung, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp là Toà án. Tuy nhiên, do tổ chức hệ thống Tòa án và cơ quan tài phán ở mỗi nước khác nhau. Vì vậy việc giao cho Toà án nào giải quyết yêu cầu phá sản không giống nhau.
Hiện nay, theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 cũng như Luật Phá sản năm 2014. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc về Toà án nhân dân địa phương. Dựa trên các nguyên tắc theo trụ sở chính, theo nơi đăng ký kinh doanh. Và theo tính chất phức tạp của vụ việc phủ sản.
(iv) Thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản:
Thủ tục phá sản quy định trong Luật Phá sản năm 2014 bao gồm hai thủ tục chính là thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và thủ tục tuyên bố phá sản. Thanh lý tài sản được thực hiện sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản chứ không còn là một thủ tục riêng biệt được tiến hành trước khi ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản như Luật Phá sản năm 2004. Đại với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, không nhất thiết phải thực hiện lần lượt hai thủ tục này để được phá sản.
Việc thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản về cơ bản sẽ bao gồm hai thủ tục chính đã nêu trên. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện thủ tục phá sản của công ty trách nhiệm hữu hạn. Hay thủ tục phá sản của công ty cổ phần vẫn có một số điểm khác biệt.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm