Luật So sánh

Luật So sánh

Luật so sánh: là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng.

Các hệ thống pháp luật là đối tượng của Luật so sánh, tuy nhiên đối tượng của Luật so sánh không hoàn toàn bị giới hạn theo nghĩa hẹp của từ nay.

Phương pháp của Luật so sánh là so sánh giữa vĩ mô và so sánh vi mô,  So sánh hình thức và so sánh chức năng,  So sánh với lịch sử nhà nước và pháp luật.

Việc phân loại Luật so sánh dựa vào số lượng các hệ thống pháp luật  và mục đích của việc so sánh.

Liên hệ

SƠ LƯỢC VỀ LUẬT SO SÁNH:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Luật so sánh, được các học giả sử dụng, tuy nhiên thường không giải quyết vấn đề bản chất mà chỉ tập trung vào đối tượng hoặc chức năng của nó.

Michael Bogdan (Học giả người Thụy Điển) thì xác định như sau: Luật so sánh là so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng”

Zweigert và Kotz (02 Học giả người Đức) cho rằng: Luật so sánh là hoạt động trí tuệ mà pháp luật là đối tượng và so sánh là quá trình của hoạt động”. Ưu điểm: Cũng rất ngắn gọn và khúc chiết. Nhược điểm: Quá chung chung, không cụ thể.

Các Học giả Việt Nam: Luật so sánh là phương pháp xem xét, nghiên cứu, tiếp cận pháp luật trên thế giới. Ưu điểm của Luật so sánh: định nghĩa này rất hay, ngắn gọn, khúc triết. Nhược điểm của Luật so sánh: đồng nhất Luật so sánh thành một phương pháp nghiên cứu dù chỉ ra đối tượng nghiên cứu là pháp luật nhưng không mang lại lợi ích cho người nghiên cứu.

ĐỐI TƯỢNG CỦA LUẬT SO SÁNH:

Các hệ thống pháp luật là đối tượng của Luật so sánh. Tuy nhiên, vấn đề đối tượng của Luật so sánh trở nên phức tạp xuất phát từ nội hàm của khái niệm hệ thống pháp luật.

- Hệ thống pháp luật (Legal System): đây là khái niệm có nhiều nội hàm khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng thuật ngữ đó. Có những ngữ cảnh sau

- Dòng họ pháp luật (Legal Family): Một số học giả, thay vì sử dụng thuật ngữ “Hệ thống pháp luật” đã sử dụng thuật ngữ “dòng họ pháp luật” để chỉ nhóm hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định.

 - Truyền thống pháp luật: được sử dụng khá phổ biến để nói đến đối tượng của Luật so sánh. Nó cũng được dùng để chỉ một nhóm các hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định, tuy nhiên khi sử dụng thuật ngữ này, các học giả đang quan tâm đến những vấn đề như: (1) Vai trò của pháp luật trong xã hội; (2) Chính thể, cấu trúc và hiệu lực của hệ thống pháp luật; (3) Cách thức pháp luật được làm ra, áp dụng, nghiên cứu, hoàn thiện và giảng dạy.

- Văn hóa pháp luật (Legal Cultures): Quan niệm văn hóa pháp luật là những tư tưởng, những giá trị, những mong muốn và những quan điểm về pháp luật và các thiết chế pháp luật của bộ phận hoặc của một phần công chúng không phải là các quan điểm được chấp nhận một cách tuyệt đối nhưng ở một mức độ nhất định, quan niệm này cho thấy rằng “văn hóa pháp luật” tương đồng với “hệ thống pháp luật” (theo nghĩa rộng) và “Truyền thống pháp luật” mặc dù chúng không hoàn toàn đồng nhất

Như vậy, đối tượng của Luật so sánh không hoàn toàn bị giới hạn ở nội dung của các “hệ thống pháp luật” theo nghĩa hẹp của từ này. Để xác định được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, người nghiên cứu phải hiểu được các quy định của các hệ thống pháp luật đó. Để hiểu được các quy phạm pháp luật cần phải hiểu chúng được làm ra và được áp dụng như thế nào,..Đối tượng của Luật so sánh rất rộng.

PHƯƠNG PHÁP CỦA LUẬT SO SÁNH:

1- So sánh vĩ mô và So sánh vi mô:

So sánh vĩ mô: so sánh các hệ thống pháp luật về tinh thần, phong cách, phương pháp tư duy pháp lý, thủ tục. Cụ thể, phương pháp xử lý các tư liệu pháp lý, thủ tục giải quyết các tranh chấp như: kỹ thuật lập pháp, kiểu pháp điển hóa, giải thích pháp luật, xem xét tiền lệ, việc đóng góp của nhà trường vào việc phát triển pháp luật, quan điểm tư pháp, các thức khác nhau trong việc giải quyết xung đột, vai trò của luật sư và thẩm phán trong việc chứng minh sự kiện và thiết lập pháp luật.

So sánh vi mô: so sánh các vấn đề pháp lý cụ thể và giải pháp giải quyết chúng.

Hai mức độ so sánh này không có ranh giới rõ ràng, thực tế khi so sánh người ta phải thực hiện đồng thời cả 2 mức độ nghiên cứu; bản thân 2 mức độ này cũng được xem là phương pháp quan trọng của LSS

2- So sánh hình thức và so sánh chức năng:

- Phương pháp so sánh chức năng: so sánh dựa vào những chức năng nhất định nào đó

+ Được khởi xướng bởi Ernst Rabel và tạo được sự chú ý lớn. Phương pháp luận cơ bản là vấn đề chức năng, những gì cùng chức năng mới có thể so sánh được. Xuất phát điểm nghiên cứu không phải là các chế định cụ thể mà từ các vấn đề xã hội phát sinh nhu cầu điều chỉnh xã hội. Các điều kiện của phương pháp so sánh chức năng là: (1) xuất phát từ bản thân hệ thống pháp luật nước ngoài, phát hiện ra và tập trung và các chức năng, phân tích các giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh (2) phải chú ý tới tất cả các loại nguồn của pháp luật theo quan niệm của hệ thống pháp luật đang nghiên cứu (3) phải am hiểu được nhiều ngành khoa học có liên quan

- Phương pháp so sánh hình thức: so sánh các quy phạm pháp luật với nhau

3- So sánh với lịch sử nhà nước và pháp luật:

- Đối tượng nghiên cứu của lịch sử nhà nước và pháp uật là quá trình phát sinh, phát triển và thay thế các kiểu hình thức nhà nước và pháp luật trong từng thời kì, diễn ra tại các khu vực điển hình trên thế giới.

-  Phạm vi lịch sử nhà nước và pháp luật gồm 2 phần đó là lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới và Việt nam.

- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận , phương pháp nghiên cứu cụ thể (phân tích, tổng hợp, thống kê,…..) phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả (Quan sát, tìm hiểu, Hỏi, Đọc và Trả bài, Xem lại)

PHÂN LOẠI LUẬT SO SÁNH:

1- Dựa vào số lượng các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh:

Dựa vào số lượng các hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh trong một công trình so sánh hoặc trong một thời điểm nào đó, các nhà nghiên cứu đã phân biệt hai loại so sánh luật là so sánh song diện và so sánh đa diện. Trong đó, so sánh song diện là việc so sánh hai hệ thống pháp luật với nhau. Nói cách khác, trong công trình so sánh, người nghiên cứu so sánh chỉ lựa chọn hai hệ thống pháp luật để so sánh

Ví dụ, trong một công trình so sánh, nếu người nghiên cứu chỉ tiến hành so sánh hệ thống pháp luật của Anh với hệ thống pháp luật của Mỹ thì đó là so sánh song diện. Khác với so sánh song diện, so sánh đa diện là việc so sánh nhiều hệ thống pháp luật trong công trình so sánh

2- Dựa vào mục đích của việc so sánh:

Dựa vào mục đích của việc so sánh để phân biệt Luật so sánh mô tả (Descriptive Comparative Law) và Luật so sánh ứng dụng (Applied Comparative Law).  Ngoài ra, các nhà nghiên cứu so sánh còn có những cách phân loại khác như phân chia Luật so sánh thành: Luật so sánh mô tả - đó là việc mô tả các hệ thống pháp luật khác nhau; Luật so sánh phân tích - là việc đánh giá đặc tính của các quy phạm pháp luật của các hệ thống pháp luật trên cơ sở sự so sánh; so sánh lịch sử – đó là việc nghiên cứu sự phát triển của các hệ thống pháp luật trong mối quan hệ với các hệ thống pháp luật khác.

MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CƠ BẢN TRÊN THẾ GIỚI:

1- Hệ thống pháp luật Civil Law:

Đây là hệ thống pháp luật của phần lớn các nước châu Âu lục địa như Pháp, Đức, Italia và một số nước châu Mỹ Latinh. Hệ thống này có một số đặc trưng:

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại. Điều này có nguyên nhân là vì luật La Mã mà đặc biệt là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở châu Âu lục địa trong thời kì cổ đại và trung đại. Pháp luật La Mã đã được nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc gia khác ở châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian khá dài.

- Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hoá (pháp điển hoá) cao với sự hiện diện của nhiều văn bản luật có giá trị pháp lí cao như luật, bộ luật. Ngoài ra các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các nguyên tắc pháp luật ở châu Âu lục địa cũng được coi là nguồn quan trọng của pháp luật. Ấn lệ được áp dụng rất hạn chế ở các nước châu Âu lục địa và không có tính ràng buộc chính thức. Án lệ thường có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giải thích các quy định pháp luật thành văn.

- Pháp luật được phân định thành công pháp và tư pháp, mặc dù việc phân định này không tuyệt đối. Tuy nhiên, hiện nay ranh giới giữa công pháp và tư pháp ở các nước nói trên không còn đậm nét như trước đây.

- Hệ thống pháp luật Civil Law dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật.

2- Hệ thống pháp luật Common Law:

Đây là hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Anh như: Canada, Úc... Hệ thống pháp luật này có các đặc trưng:

- Hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật dân sự của nước Anh là pháp luật coi trọng tiền lệ. Hệ thống pháp luật Common Law ít chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã bởi tính phức tạp và chặt chẽ trong thủ tục tố tụng truyền thống của pháp luật Anh đã cản trở việc tiếp nhận luật La Mã vào lãnh thổ nước Anh.

- Nguồn pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Common Law là án lệ, phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành không phải bằng việc ban hành văn bản pháp quy mà bằng án lệ. Các phán quyết tại các toà án cấp cao thường được coi là án lệ và có giá trị bắt buộc đối với các toà án địa phưcmg. Hiện nay mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật ở các nước này cũng được ban hành khá nhiều, nhưng các thẩm phán vẫn dựa vào cả án lệ, văn bản quy phạm pháp luật và những căn cứ thực tế để xét xử.

- Hệ thống pháp luật Common Law bao gồm hai bộ phận là tiền lệ pháp luật và luật công bình. Nếu tiền lệ pháp luật các vụ việc được xem xét giải quyết trên cơ sở các án lệ thì luật công bình lại xem xét và giải quyết các vụ việc trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, công lí. Những nguyên tắc công bằng, công lí thường khá trừu tượng và khó định lượng vì vậy chủ yếu phụ thuộc vào niềm tin nội tâm, vào lương tâm và đạo đức của các thẩm phán. Hệ thống pháp luật Common Law không chia pháp luật thành công pháp và tư pháp như pháp luật châu Âu lục địa.

- Ở hệ thống pháp luật Common Law nguyên tắc tranh tụng được áp dụng rộng rãi trong quá trình tố tụng. Trong quá trình tố tụng các bên (bên nguyên đơn và bên bị đơn; bên công tố và bên bào chữa…) luôn có sự tranh tụng, đấu trí và chứng cứ với nhau, còn thẩm phán chỉ có vai trò như người trọng tài lắng nghe ý kiến của các bên và đưa ra phán quyết. Do việc sử dụng rộng rãi án lệ nên trong những trường hợp nhất định các thẩm phán của toà án tối cao vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp.

3- Hệ thống pháp luật Islamic Law:

Islam giáo là quốc giáo của Saudi Arabia, Qatar, các Tiểu vương Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Syria.

- Hệ thống pháp luật Islam giáo được gọi là Shari’a, theo tiếng Á Rập có nghĩa là Luật học hay pháp luật. Nội dung của luật Islam giáo được lấy từ 4 nguồn, xếp theo thứ tự quan trọng là: Kinh Koran, Sunnah, tức là các lời dạy của Tiên tri Muhammad, các bài viết của học giả Islam giáo giải thích và rút ra các qui định từ trong kinh Koran và trong Sunnah, và các điều được cộng đồng thừa nhận về mặt pháp lý.

- Đây là hệ thông pháp luật chứa đựng nhiều quy định mang tính đạo đức và tôn giáo mà ít quy định về thương mại và kinh doanh.

- Những quy định pháp luật của hệ thống này không thay đổi qua hàng nghìn năm mà không sửa đổi hoặc bổ sung. Điều này không phải vì hệ thống Islam giáo đã quá hoàn thiện mà do giới luật gia thuộc hệ thống pháp luật này chủ trương “đóng cửa” đối với các hệ thống pháp luật khác.

- Do đó, hiện nay hệ thống này gặp không ít khó khăn khi xét xử các vụ việc phát sinh trong điều kiện mới.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Luật So sánh

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.16253 sec| 1127.008 kb