Luật sư bảo đảm cho người bị buộc tội quyền và nghĩa vụ

21/03/2021

 

Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can chỉ là đối tượng bị “tình nghi phạm tội" chứ chưa phải là người phạm tội. Vì vậy, việc luật sư tham gia điều tra ở hoạt động điều tra là khá quan trọng, giúp phần bảo vệ, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người bị buộc tội. 

 

 

quyền và nghĩa vụ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Đặc điểm của giai đoạn điều tra

 

 

Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can chỉ là đối tượng bị “tình nghi phạm tội" chứ chưa phải là người phạm tội. Pháp luật quy định về thẩm quyền, về các hoạt động, về thời hạn điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội (gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại). Giai đoạn điều tra có một số đặc điểm mà luật sự cần lưu ý, đó là: Điều tra viên luôn là người năm quyền chủ động, đôi khi có tâm lý coi thường người bị buộc tội, có xu hướng buộc tội, còn người bị buộc tội là người vếu thế, bị động, thường có tâm lý hoang mang, dao động, không ổn định khi khai báo nên để có lời khai khác nhau. Tham gia hoạt động điểu tra là một trong những quyền tố tụng quan trọng của luật sư, đồng thời là một trong những phương thức quan trọng để luật sư thực hiện chức năng của mình. Tham gia vào một số hoạt động điều tra, luật sư hướng tới các mục đích, ý nghĩa khác nhau.

 

 

Bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại hoặc các đương sự khác trong vụ án hình sự.

 

 

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, có thể ví luật sư như “bác sĩ pháp lý" cho người bị buộc tội, luật sư thực hiện trách nhiệm giải thích cho người bị buộc tội, người bị kiến nghị khởi tố... về những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện, chuẩn bị tâm lý để từ đó giúp người bị buộc tội bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình tham gia tố tụng.

 

 

Sự tham gia của luật sư ở giai đoạn điều tra nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và các đương sự khác bằng việc sử dụng những biện pháp hợp pháp để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can. Trong thực tiễn, những biện pháp hợp pháp mà luật sư thực hiện là gặp, hỏi người bị buộc tội, có mặt khi lấy lời khai, trực tiếp hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can sau khi người có thẩm quyền kết thúc việc lấy lời khai, việc hỏi cung và tham gia vào các hoạt động điều tra khác. Điều này không thể phủ nhận rằng, quá trình tiếp xúc với thân chủ, tham gia các hoạt động điểu tra, luật sư sẽ tìm hiểu dược đầy đủ bản chất và diễn biến của vụ việc, hành vi cụ thể của thân chủ và các tình tiết khác của vụ án để có kế hoạch bào chữa, bảo vệ tối ưu, có hiệu quả nhất cho thân chu. Như vậy, sự tham gia vào các hoạt động điều tra của luật sư không chỉ nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng mà còn góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chu nghĩa, bảo đảm quyền con người trong TTHS. Thông qua việc thực hiện chức năng xã hội của mình, đội ngũ luật sư đã từng bước thực sự là chỗ dựa của người dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật.

 

 

Sự tham gia của luật sư góp phần hạn chế những vi phạm tố tụng của ĐTV

 

 

Điều quan trọng mà luật sư cần quan tâm chính là xem xét các hành vị tố tụng của các cơ quan và người tiến hành tố tụng có phù hợp với các quy định của BLTTHS hay không? Thể chế hóa các quy định của BLTTHS, Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA- BQP ngày 22/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Thông tư liên tịch số 02/2017/ TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP) đã liệt kế 16 trường hợp bị coi là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, mà trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diễn của vụ án.

 

 

Trong thực tiễn, có một số hành vi bị coi là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng đã xâm phạm đến quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người bào chữa, cũng như cản trở, xâm phạm đến các quyển và nghĩa vụ của người bào chữa. Cụ thể như hành vi không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo trong trường hợp bắt buộc phải chỉ định người bào chữa theo quy định của pháp luật; cản trở, đưa ra những yêu cầu vô lý để từ chối đăng ký bảo chữa; không tạo điều kiện cho thân nhân và người bào chữa được gặp mặt người bị buộc tội khi họ từ chối người bào chữa. Hoặc là các hành vi như: không giao các lệnh, quyết định tổ tụng cho bị can ở giai đoạn điều tra theo đúng quy định của pháp luật xâm phạm đen quyền bào chữa của bị can; xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của người tham gia tổ tụng trong quá trình điều tra dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó, cũng phải đưa vào diện vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tung khi có căn cứ để xác định có việc mớm cung, bức cung, dụ cung, dùng nhục hình (kể cả nhục hình biến tướng) trong giai đoạn điều tra vụ án và trong quá trình tiến hành tố tụng làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; các khiếu nại, tổ cáo của bị can và những người tham gia tố tụng khác trong giai đoạn điều tra vụ án không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyển, lợi ích của họ.

 

Vi vậy, sự tham gia của luật sư vào các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật sẽ góp phần hạn chế những vi phạm tố tụng của người tiến hành tố tụng, góp phán bảo vệ quyền con người được Hiến pháp ghi nhận.

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Luật sư bảo đảm cho người bị buộc tội quyền và nghĩa vụ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.02103 sec| 950.117 kb