Kỹ năng Luật sư: Chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm về bạo lực gia đình

"Quan tòa bị kết án khi tội nhân được xóa tội".

-  Publilius Syrus

Kỹ năng Luật sư: Chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm về bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

Tùy theo từng vụ án cụ thể mà Luật sư chuẩn bị luận cứ bảo vệ phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung cần định ra các hướng bảo vệ chính như việc bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi bạo lực về thể chất... gây ảnh hưởng nạn nhân, hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự và yêu cầu điều tra bổ sung.

Đặc biệt bản luận cứ cần tuân theo cơ cấu, bố cục  chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc; lưu tâm đến vai trò của Luật sư có điểm khác biệt với vai trò của Kiểm sát viên, nên tập trung phân tích, đánh giá các chứng cứ có ý nghĩa xác định hành vi phạm tội và liên quan đến Trách nhiệm dân sự của bị cáo, còn quyền quyết định tội danh và hình phạt là thuộc về Hội đồng xét xử;... Và dự kiến kế hoạch hỏi sao cho các chủ thể trả lời chân thật nhất, đúng đắn để Luật sư tổng hợp lại nội dung một cách dễ dàng, chính xác cho buổi phiên tòa sơ thẩm.

Liên hệ

I- CHUẨN BỊ LUẬN CỨ BÀO CHỮA, BẢO VỆ

1- Chuẩn bị luận cứ bảo vệ

Tùy theo từng vụ án cụ thể mà Luật sư chuẩn bị luận cứ bảo vệ phù hợp; tuy nhiên nhìn chung cần định ra các hướng bảo vệ chính như:

- Khẳng định bị cáo phải chịu Trách nhiệm hình sự về hành vi bạo lực về thể chất (như: đánh đập gây thương tích, tước đoạt tính mạng...), bạo lực về tình dục (như: cưỡng ép quan hệ tình dục), bạo lực về tinh thần (như: lăng mạ, chửi bới hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm). Các hành vi này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và yêu cầu bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho phía nạn nhân;

- Hướng tăng nặng Trách nhiệm hình sự: Khi bảo vệ theo hướng này, Luật sư cần chú ý chứng minh và đề xuất truy tố, xét xử bị cáo về tội nặng hơn; áp dụng các tình tiết định khung nặng hơn so với khung mà Viện kiểm sát truy tố; đề xuất áp dụng các tình tiết tăng nặng Trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ Luật hình sự năm 2015.

- Hướng yêu cầu điều tra bổ sung: Khi lựa chọn hướng này, Luật sư cần dựa vào niềm tin nội tâm của mình để phán đoán về việc giải quyết vụ án khi làm rõ được các yêu cầu bổ sung. Nếu việc điều tra bổ sung đem lại kết quả có lợi hơn cho khách hàng hoặc ít nhất là ngang bằng với hiện tại thì Luật sư mới nên lựa chọn.

Dù lựa chọn bảo vệ theo hướng nào, khi soạn thảo luận cứ bảo vệ, Luật sư cũng cần lưu ý:

(i) Đảm bảo bản luận cứ tuân theo cơ cấu, bố cục chặt chẽ;

(ii) Sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc;

(iii) Lưu tâm đến vai trò của Luật sư có điểm khác biệt với vai trò của Kiểm sát viên, nên tập trung phân tích, đánh giá các chứng cứ có ý nghĩa xác định hành vi phạm tội và liên quan đến Trách nhiệm dân sự của bị cáo, còn quyền quyết định tội danh và hình phạt là thuộc về Hội đồng xét xử;

(iv) Lưu tâm đến mối quan hệ đặc biệt giữa bị hại với bị cáo những người tham gia tố tụng, những người tham dự phiên tòa (thường là người trong cùng gia đình, dòng họ) để phân tích, lập luận chính xác nhưng chừng mực không khiến người bị hại bị tổn thương hoặc phải đối diện với nguy cơ bị phản ứng tiêu cực từ những người thân sau phiên tòa.

2- Chuẩn bị luận cứ bào chữa cho bị cáo

Trong trường hợp nạn nhân của Bạo lực gia đình lại trở thành bị cáo, do họ có sự phản kháng lại người có hành vi Bạo lực gia đình thì việc bào chữa cần tập trung xác định chính hành vi của người bị hại là nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của bị cáo. Việc phân tích diễn biến của hành vi Bạo lực gia đình, đặc biệt là trong trường hợp kéo dài, lặp đi lặp lại, kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng phải đặt trong mối tương quan với diễn biến tâm lý của bị cáo (bị dồn nén, ức chế) dẫn đến hành vi phạm tội.

Luật sư có thể xây dựng các hướng bào chữa như:

(i) Đề xuất tuyên bị cáo không phạm tội do hành vi của bị cáo là thực hiện phòng vệ chính đáng hoặc phạm tội trong trạng thái bị kích động mạnh về tinh thần mà tỷ lệ thương tật của người bị hại dưới 31%;

(ii) Đề nghị thay đổi tội danh theo hướng nhẹ hơn với các tình tiết định tội như “do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

(iii) Đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ như “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra" (điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự năm 2015), “người bị hại cũng có lỗi” (khoản 2 Điều 51 Bộ Luật hình sự năm 2015).

Nhìn chung, trường hợp nạn nhân bị Bạo lực gia đình do phản kháng lại hành vi bạo lực mà phạm tội thường nhận được sự cảm thông sâu sắc của những người trong gia đình, hàng xóm và dư luận xã hội. Luật sư nên phân tích về nguyên nhân, động cơ phạm tội, nhấn mạnh sự cảm thông của những người xung quanh và dư luận để đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự.

Về mặt kỹ năng, tương tự như đối với luận cứ bảo vệ, khi soạn thảo luận cứ bào chữa, Luật sư cũng cần chú ý tới yêu cầu về kết cấu bản luận cứ, ngôn ngữ, văn phong sử dụng trong bản luận cứ đảm bảo tính có căn cứ, tính thuyết phục.

II- DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HỎI

Khi dự kiến kế hoạch hỏi, Luật sư nên tập trung làm rõ những vấn đề sau:

(i) Hỏi để xác định mối quan hệ giữa bị can, bị cáo với người bị hại, người làm chứng và những người khác có liên quan. Việc xác định chính xác các mối quan hệ này giúp đánh giá được động cơ khai báo qua đó xác định độ tin cậy, tính khách quan của các lời khai;

(ii) Hỏi để làm rõ hoàn cảnh và động cơ, mục đích phạm tội cũng là một vấn đề quan trọng. Trong trường hợp động cơ thúc đẩy hành vi phạm tội là động cơ tiêu cực (muốn có tiền để đi đánh bạc, thỏa mãn cơn nghiện... nên đánh vợ, thậm chí giết vợ) thì Luật sư cần hỏi làm rõ.

(iii) Hỏi để xác định xem tài liệu có được hình thành và thu thập một cách hợp pháp không, nội dung của những tài liệu này có phản ánh được hay không được sự thật khách quan của vụ án, đặc biệt là đối với tài liệu của cơ quan y tế, cơ quan giám định;

(iv) Hỏi để xác định lý do những người người khác biết được tình tiết liên quan: Đối với lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng trong các vụ án này, Luật sư cần hỏi để xác định rõ vì sao họ biết được tình tiết liên quan đến bạo lực gia đình, họ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hay qua lời kể của người khác;  Họ kể lại một cách khách quan hay suy đoán, tưởng tượng; Họ lý giải như thế nào về những mâu thuẫn trong lời khai;

(v) Hỏi để làm rõ các vật chứng (công cụ, phương tiện) trong vụ án. Trong trường hợp đã gây ra cái chết hoặc thương tích cho nạn nhân, Luật sư cần phải xem xét tính năng, tác dụng, cấu tạo của công cụ, phương tiện và những vết thương để lại trên thân thể (thi thể) nạn nhân xem có phù hợp hay không; Cách thức sử dụng công cụ, phương tiện như vậy cùng với tính năng của công cụ, phương tiện thì liệu có gây ra được hậu quả;

(vi) Hỏi để xác định các tình tiết tăng nặng định khung, tăng nặng Trách nhiệm hình sự cần áp dụng đối với bị cáo.

(vii) Hỏi về yêu cầu bồi thường: Ngoài việc hỏi để xác định các chứng cứ chứng minh Trách nhiệm hình sự của bị cáo, Luật sư cần hỏi về yêu cầu bồi thường của phía người bị hại để khẳng định sự phù hợp về yêu cầu và mức bồi thường.

1- Những câu hỏi nên sử dụng với bị cáo là nạn nhân của bạo lực gia đình.

- Chị có thể cho biết chuyện gì đã xảy ra ?

- Chị bị thương. Hình như ai đó đánh chị. Ai đánh chị vậy?

- Trước đây người này đã đánh chị bao giờ chưa?

- Họ dùng cái gì để đánh chị? Tát hay đấm?

- Chị bị đánh vào đâu?

- Chị bị đánh mấy lần rồi?

- Họ có sử dụng đồ vật gì không? Chẳng hạn như giày dép ? dao, gậy ? Chị có bị đe dọa gì không?

- Trong nhà có vũ khí gì không?, v.v.

2- Những loại câu hỏi không nên hỏi

- Những câu hỏi dường như đổ lỗi hoặc được hỏi với giọng điệu oán giận, có thể khiến khách hàng cảm thấy càng bị đe dọa nhiều hơn hoặc khó có thể thu thập được những chứng cứ quan trọng như: Chị đã làm (hay nói gì) thì mới khiến người ta đánh chị chứ?

- Những câu hỏi không rõ ràng hoặc có tính chất tu từ như: "Anh/Chị có sao không?" Lưu ý hầu hết mọi người được hỏi câu này đều mặc nhiên trả lời “Em không sao cả”. Thực tế có thể không phải là như vậy. Thông thường, khách hàng đang bị sốc và có thể chưa biết mình bị thương.

Để tìm hiểu tình hình thực tế của người đó, cần phải hỏi những câu hỏi cụ thể, hướng sự chú ý của người đó vào những vết thương và mức độ bị thương của họ.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng Luật sư: Chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm về bạo lực gia đình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.49477 sec| 1116.344 kb