Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó là công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.
1- Khái quát về Luật Thuế:
Luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuê giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.
2- Đối tượng điều chỉnh Luật Thuế:
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động và nội dung hoạt động của các chủ thể, đối tượng điều chỉnh của luật thuế bao gồm các nhóm quan hệ sau:
– Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế. Hoạt động quản lý thuế của các cơ quan có thẩm quyền bao gồm những nhóm hành vi cơ bản được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính và thể hiện thông qua một loạt loại hành vi.
– Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, pháp Luật Thuế điều chỉnh những loại hành vi cơ bản sau đây của những đối tượng này.
– Nhóm các quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm và khiếu nại về thuế.
Xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế, có thể nhận thấy đặc điểm chung của các nhóm quan hệ này:
– Nhà nước, với tư cách là chủ thể quyền lực, luôn là một bên tham gia quan hệ thuế và trực tiếp chi phối các quan hệ đó.
– Các quan hệ đều nhằm hướng tới việc chuyển giao bắt buộc một nguồn tài chính vào cho nhà nước. Nguồn tài chính đó nhằm phục vụ lợi ích công cộng, điều chỉnh xã hội ở tầm vĩ mô.
3- Phương pháp điều chỉnh của Luật Thuế:
Phương pháp điều chỉnh của luật thuế là phương pháp mệnh lệnh: thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp Luật Thuế, một bên nhân danh nhà nước có quyền ra lệnh buộc chủ thể bên kia phải thực hiện những hành vi nhất định trong quan hệ thu nộp thuế.
Nhà nước đơn phương đưa ra các quyết định theo ý chí của mình mà không cần có sự thoả thuận của các đối tượng còn lại: Nhà nước yêu cầu dân cư nộp thuế đúng và đủ; nhà nước ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh, thay đổi loại thuế…
4- Vai trò của pháp Luật Thuế:
– Pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước.
– Là công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong thời kì nhất định của đất nước.
– Là công cụ kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm