Ngành luật Tố tụng dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Ngành luật Tố tụng dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật tố tụng dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Liên hệ

 1. Luật tố tụng dân sự:

Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án dân sự tại Tòa án; trình tự, thủ tục thi hành án dân sự.

Hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện bởi hai loại chủ thể khác nhau, đó là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Nếu thiếu một trong hai loại chủ thể nêu trên thì sẽ không hình thành quan hệ tố tụng.

Luật tố tụng dân sự là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam ở đó tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự liên quan đến nhân thân và tài sản. Luật tố tụng dân sự bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, những người tham gia tố tụng, những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự khác.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự:

Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự.

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại:

- Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;

- Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau;

- Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.

3. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự:

Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự là tổng hợp những cách thức mà Luật tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.

 Do đó đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật tố tụng dân sự là các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật với người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nên Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ này bằng 2 phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.

- Phương pháp mệnh lệnh:

Luật tố tụng dân sự quy định địa vị của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau: các chủ thể phải phục tùng  tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án, các quyết định của các cơ quan này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Sỡ dĩ pháp luật tố tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở chỗ tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Để các cơ quan này thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan này phải có  những quyền lực pháp lí nhất định đối với các chủ thể tố tụng khác, do vậy sẽ không có sự bình đẳng giữa tòa án, viện kiểm sát và các cơ quan thi hành án với các chủ thể khác..

- Phương pháp định đoạt:

Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng; bằng phương pháp định đoạt. Các quan hệ pháp luật nội dung toà án có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự; kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự.

Trong mối quan hệ giữa đương sự với đương sự; phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; được xác lập giữa các bên đương sự hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện; thỏa thuận của các bên.

Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp; các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự; các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thoả thuận; giải quyết những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án; hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.

Mối quan hệ giữa các đương sự với tòa án; Tòa án luôn phải tôn trọng quyền tự định đoạt giữa các đương sự với nhau trong việc khởi kiện; hòa giải.

Như vậy, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt. Trong đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu nhất là phương pháp mệnh lệnh.

4. Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam:

Tại Điều 1 BLTTDS năm 2015 quy định: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện đến toà án nhân dân (sau đây gọi là toà án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại toà án... nhằm bào đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Bộ luật tố tụng dân sự bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật”. Theo quy định này thì luật tố tụng dân sự Việt Nam có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

- Thứ hai, quy định quy trinh tố tụng dân sự thật sự khoa học làm cho các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể tố tụng có nhiều thuận lợi.

- Thứ ba, bảo đảm cho toà án xử lý được nghiêm minh các hành vi trái pháp luật; bảo đảm việc thi hành được các bản án, quyết định dân sự của toà án.

5. Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam:

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý.

- Bộ luật tố tụng dân sự là nguồn chủ yếu nhất và quan trọng nhất của luật tố tụng dân sự. Trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự thì BLTTDS là văn bản pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực cao nhất, có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống về tất cà các vấn đề của tố tụng dân sự.

- Luật tổ chức tòa án nhân dân và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân chủ yếu quy định về tổ chức của toà án, viện kiểm sát. Tuy vậy, trong LTCTAND, LTCVKSND cũng có nhiều quy định về nguyên tắc hoạt động của toà án, viện kiểm sát trong tố tụng dân sự nên các văn bản pháp luật này cũng là một trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam.

- Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án (PLAPLPTA) quy định về các loại án phí, lệ phí, nguyên tắc thu nộp án phí lệ phí…

- Các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật thương mại, Luật trọng tài thương mại…

6. Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam:

- Các nguyên tắc thể hiện tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự:

+ Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự;

+ Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án;

+ Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

- Các nguyên tắc về tố chức hoạt động xét xử của toà án:

+ Nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự;

+ Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chì tuân theo pháp luật;

+ Nguyên tắc toà án xét xử tập thể;

+ Nguyên tắc toà án xét xử kịp thời, công bằng và công khai              ;

+ Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm;

+ Nguyên tắc giám đốc việc xét xử;

+ Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự.

- Các nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự:

+ Nguyên tắc quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;

+ Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự;

+ Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự;

+ Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự;

+ Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tổ cáo trong tố tụng dân sự.

- Các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự:

+ Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự;

+ Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

+ Nguyên tẳc hoà giải trong tố tụng dân sự;

+ Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự;

+ Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử;

+ Nguyên tắc trách nhiệm chuyến giao tài liệu, giấy tờ của toà án.

- Các nguyên tắc thể hiện vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự:

+ Nguyên tắc trách nhiệm cung câp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

+ Nguyên tắc việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

 

 

 

 

  

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Ngành luật Tố tụng dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.21498 sec| 1122.344 kb