Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Luật xây dựng là một nhánh của pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động của pháp nhân kinh tế và các quan hệ kinh tế, xã hội, kỹ thuật và mỹ thuật phát sinh trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng tiến hành có hiệu quả đúng pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra.
Luật xây dựng là một nhánh của pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm tác động và điều chỉnh các hoạt động của pháp nhân kinh tế và các quan hệ kinh tế, xã hội, kỹ thuật và mỹ thuật phát sinh trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng tiến hành có hiệu quả đúng pháp luật và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đặt ra.
(i) Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp
Đó là quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá của những pháp nhân kinh tế, diễn ra trên thị trường đầu tư và xây dựng. Các mối quan hệ này rất đa dạng và phong phú, song tập trung chủ yếu vào các quan hệ kinh tế có liên quan đến các hoạt động quy hoạch, khảo sát, thiết kế, tư vấn, đấu thầu, chọn thầu, xây lắp công trình, mua, bán, sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ, quan hệ tài chính, tiền tệ, tài sản…
Các quan hệ này nảy sinh và được giải quyết chủ yếu thông qua các hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế như: các chủ đầu tư, các công ty tư vấn, công ty xây dựng, tổ chức cung ứng, sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng và thiết bị công nghệ...
(ii) Quan hệ giữa các doanh nghiệp với Nhà nước
Thực chất đây là quan hệ lợi ích giữa cá nhân (người sản xuất – kinh doanh) và xã hội (mà Nhà nước là đại diện). Quan hệ này biểu hiện thành trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với xã hội thông qua Nhà nước trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường, đóng góp tích lũy cho ngân sách bảo vệ các bí mật kinh tế quốc gia; bảo đảm chất lượng và vệ sinh sản phẩm...
Quan hệ này thực chất là quan hệ quản lí nhà nước mà trong đó chủ thể của các quan hệ có địa vị pháp lí khác nhau: Một bên là cơ quan quản lí, một bên là đối tượng bị quản lí. Pháp luật về kinh tế, trên giác độ này, có sứ mệnh điều chỉnh hành vi của người sản xuất kinh doanh sao cho không xâm hại đến lợi ích xã hội và lợi ích công dân.
(iii) Quan hệ nội bộ trong các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cũng như nhiều doanh nghiệp khác được tạo lập và vận hành theo những nguyên lí tổ chức rất khoa học và thường bao gồm nhiều bộ phận nhỏ như đội sản xuất, phân xưởng, công trường... Quan hệ nội bộ doanh nghiệp bao gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với từng bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận với nhau và quan hệ giữa doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp với người lao động.
Các quan hệ này nảy sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và mang đặc tính của những quan hệ nội bộ thuộc thẩm quyền riêng của các doanh nghiệp. Chúng được điều chỉnh chủ yếu bằng các quy định của bản thân doanh nghiệp dưới dạng các văn bản điều lệ, quy chế phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật kinh tế nói chung và của luật xây dựng nói riêng rất phong phú và thường phụ thuộc vào các quan hệ điều chỉnh trong pháp luật kinh tế. Xét về tính chất của các quan hệ, quan hệ điều chỉnh trong pháp luật kinh tế có thể chia thành 2 loại: Một là quan hệ bình đẳng và hai là quan hệ áp đặt.
(i) Phương pháp thỏa thuận: quan hệ bình đẳng là quan hệ hợp tác giữa các bên kinh doanh trong quá trình mua bán, vay mượn, thuê mướn. Tương ứng với quan hệ này người ta áp dụng phương pháp thoả thuận để điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Theo phương pháp này, những vấn đề mà các bên tham gia quan tâm đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng bàn bạc, thỏa thuận. Hợp đồng kinh tế là một trong những hình thức thỏa thuận chủ yếu nhất.
(ii) Phương pháp mệnh lệnh: quan hệ áp đặt là quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng mà phổ biến nhất là quan hệ quản lý của Nhà nước với các pháp nhân kinh tế trong khi thực hiện các công việc, các hoạt động liên quan đến quá trình đầu tư và xây dựng như thực hiện nghĩa vụ nộp thuế VAT, thuế thu nhập, thuế sử dụng tài nguyên, thuế sử dụng đất… Tương ứng với quan hệ này người ta áp dụng phương pháp quyền uy để điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực quản lý sản xuất – kinh doanh. Bản chất của phương pháp này thể hiện ở chỗ cơ quan quản lý nhà nước có quyền đưa ra những quyết định bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Phương pháp này rất cần thiết cho sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Thứ nhất, bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;
Thứ hai, tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
Thứ ba, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an ninh công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;
Thứ tư, bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;
Thứ năm, bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng.
Luật và các bộ luật: gồm Hiến pháp năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Quy hoạch 2017, Luật Nhà ở năm 2014.
Văn bản dưới luật áp dụng: gồm Nghị định, Thông tư, Quyết định do Chính phủ, các Bộ, Ngành và Địa phương ban hành như:
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04.2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong QLCP đầu tư XD;
- Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- ….
Luật bao gồm 10 chương, 168 điều quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng, Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Luật quy định 07 nhóm nội dung chính liên quan đến hoạt động xây dựng, bao gồm:
- Các vấn đề về quy hoạch xây dựng,
- Nhóm các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình,
- Quy định hoạt động khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng,
- Giấy phép xây dựng,
- Quy định các hoạt động xây dựng công trình,
- Vấn đề chi phí trong hoạt động xây dựng,
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng,
- Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan nhà nước.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm