Năng lực hành nghề luật

"Bạn sẽ hối tiếc rất nhiều điều trong đời, nhưng bạn sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã quá tốt hay quá công bằng".

Brian Tracy

Năng lực hành nghề luật

Năng lực nghề nghiệp là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp và đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả cao. Năng lực nghề nghiệp được coi là sự tích hợp nhuần nhuyễn giữa ba thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành được những công việc và nhiệm vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.

Trong hoạt động nghề Luật, người hành nghề luôn thể hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc, phù hợp với vị trí việc làm và chức danh tư pháp hoặc bổ trợ tư pháp.

Năng lực nghề nghiệp cũng chính là những phẩm chất, nhân cách cần có của người hành nghề luật, phù hợp với tính chất, đặc thù nghề nghiệp, bao gồm: năng lực nhận thức, năng lực hành động thực tiễn, năng lực giao tiếp, phát triển quan hệ; năng lực tổ chức, quản lý thời gian và công việc của người làm nghề.

Liên hệ

Năng lực nghề nghiệp được thể hiện trong thực tiễn hành nghề luật dưới dạng Kỹ năng nghề nghiệp, như: (i) kỹ năng chuyên môn nghề luật (là loại kỹ năng đáp ứng đòi hỏi và phù hợp với từng nhóm nghề luật khác nhau); (ii) kỹ năng thực hành xã hội (là sản phấm của trí tuệ cảm xúc), dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống cá nhân của người làm nghề luật trong các mối quan hệ xã hội - nghề nghiệp. Trong môi trường nghề luật hiện đại thì năng lực nghề nghiệp là sự kết hợp và phát ưiển hài hòa những năng lực:

I- NĂNG LỰC NHẬN THỨC NGHỀ NGHIỆP:

Năng lực nhận thức nghề nghiệp là loại năng lực dựa trên nền tảng của tư duy nghề nghiệp. Khác nhiều nghề trong xã hội, sản phẩm của nghề luật là kết quả đúc rút từ quá trình lao động sáng tạo của tư duy khoa học về nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy pháp lý. Trong quá trình nhận thức khách quan đó, nhận thức/tư duy của người hành nghề luật không chỉ biết giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống bằng những phương pháp thích hợp dựa trên pháp luật, công lý, đạo đức xã hội, nghề nghiệp mà còn góp phần “cải tạo” thế giới khách quan một cách nhân văn, với sự thượng tôn pháp luật. Đó cũng là quá trình người làm nghề luật “huy động” được một cách sáng tạo những “vốn tri thức” phong phú hiện có của bản thân, của cộng đồng nghê luật và những chủ thể khác, bao gồm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp được trải nghiệm; tri thức lý luận, pháp luật, chính trị, kinh tế, xã hội... để giải quyết những công việc thuộc sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ và thấm quyền nghề nghiệp.

II- NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN NGHỀ NGHIỆP CỦA TỪNG NHÓM NGHỀ LUẬT:

Năng lực chuyên môn nghề nghiệp: là nhóm năng lực liên quan đến khả năng sử dụng và làm chủ các kiến thức chuyên môn, xã hội, pháp luật và các kỹ năng thực hiện các công việc phải làm, cần làm, nên làm thuộc vị trí nghề nghiệp từng chức danh tư pháp (bổ trợ tư pháp). Hiện nay, đối với nghề luật, năng lực chuyên môn trong hành nghê thực tế của từng cá nhân không đơn thuần chỉ bao gồm các kiến thức và kỹ năng về pháp luật - tố tụng - chuyên ngành thuộc từng lĩnh vực đang hoạt động mà thực chất, nghề nghiệp hiện đại còn đòi hỏi sự kết hợp giữa các “kỹ năng cứng” (tức kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ) và kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc hiệu quả, phù họp với bối cảnh, môi trường xã hội - nghề nghiệp trong thế kỷ XXI).

III- NĂNG LỰC GIAO TIẾP, PHÁT TRIỂN QUAN HỆ:

Năng lực giao tiếp, phát triển quan hệ và làm việc trong môi trường hội nhập quốc gia, khu vực và toàn cầu về nghề luật.

Giao tiếp là một trong những kỹ năng làm việc hiệu quả cơ bản của nghề luật trong thế kỷ XXI, bao gồm những quy tắc, nghệ thuật, cách hành động, cách ứng xử, đàm phán, thương thuyết, phản ứng linh hoạt, xử lý khủng hoảng và những tình huống phát sinh ngoài ý muốn... được đúc rút qua kinh nghiệm hành nghề và giải quyết công việc thực tế hàng ngày đã có sự trải nghiệm để người làm nghề có thể giao tiếp hiệu quả và thuyết phục trong các quan hệ xã hội - nghề nghiệp.

Cùng với năng lực giao tiếp, năng lực làm việc trong môi trường hội nhập ở cả ba cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu đặt ra cho người hành nghề luật những yêu cầu bắt buộc phải tiếp cận, dung nạp, tích lũy và phát triển những kỹ năng chủ yếu để chuyển hóa thành “nguôn lực” cá nhân đối với bản thân trong môi trường nghê nghiệp hiện đại. Cụ thể là:

Thứ nhất, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng được xem là một trong những “chỉ số” đo năng lực làm việc trong điều kiện hội nhập của người hành nghề luật. Môi trường nghề nghiệp trong nước, khu vực và trên thế giới luôn thay đổi, thậm chí có những thay đổi chưa từng có tiền lệ đòi hỏi người hành nghề chuyên nghiệp phải luôn sẵn sàng thích ứng. Để làm được điều này thì tư duy sáng tạo và ý thức tự học, tự đổi mới không ngừng trở nên cần thiết đối với từng con người đã lựa chọn nghề luật làm sự nghiệp của cá nhân.

Thứ hai, tự thiết lập, duy trì và phát triển cho cá nhân các mối quan hệ khi hoạt động nghề nghiệp. Trong môi trường hội nhập, cá nhân càng thiết lập, duy trì, củng cố và phát triển được nhiều mối quan hệ thì quá trình làm việc sẽ càng thuận lợi.

Ví dụ: Một hợp đồng mới được kỷ kết thành công hoàn toàn cỏ thể đến từ người doanh nhân thành đạt mà trước đó họ từng là khách hàng của Luật sư. Nguồn lực các mối quan hệ mà bản thân mỗi người làm nghề tìm kiếm để cùng hợp tác có thế đến từ bat cứ lĩnh vực xã hội nào mà họ khai thác, tiếp cận và phát triển thành công.

Thứ ba, làm chủ về công nghệ, quen thuộc với phương thức giao tiếp và làm việc, tác động nhiều đến nội dung và phương thức hành nghê. Vê mặt nội dung: các chức danh tư pháp, bo trợ tư pháp sè phải giải quyết, tham gia giải quyết những loại tranh châp mới, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ (các tranh chấp liên quan tới mua bán, chuyển nhượng tài sản mã hóa, tài sản kỹ thuật số thời gian qua là những ví dụ như vậy), về phương thức hành nghề: trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo và sự xuất hiện của robot có thể thay thế con người về khả năng tính toán, ghi nhớ, phân tích cùng hiệu suất công việc cao, một số công việc mà trí tuệ nhân tạo có thể làm thay con người trong một sô hoạt động nghê nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực tư pháp, cách thức giao tiếp và xử lý nghiệp vụ có sự thay đổi khi được thực hiện thông qua tương tác và giao tiếp làm việc trực tuyến.

Hiện nay, làm việc và trao đổi qua các công cụ trực tuyến đã trở nên tất yếu và phổ biến. Khoảng cách địa lý đối với nhiều ngành nghề (trong đó có nghề luật) đã không còn là rào cản của quan hệ hợp tác và phát triern. Công gnheej và sự bùng nổ của kỉ nguyên số đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức mà nghề luật giao điện tử. Vì thế, người hành nghề luật không thể đứng ngoài xu thế này.

Thứ tư, sự nhạy bén về văn hóa. Với môi trường nghề luật đa văn hóa, đa thể chế chính trị - pháp lý của khu vực và quốc tế thì yêu câu vê tạo dựng và phát triển năng lực tiếp cận hiệu quả với những nên văn hóa của các vùng miền trong phạm vi quốc gia và mở rộng ra khu vực cũng như nhiều nước trên thế giới trở nên hiện thực và có ý nghĩa thiết thực cho sự thành công của nghề nghiệp.

Ví dụ số 2: Một Luật sư muốn “chinh phục” khách hàng là người nước ngoài thì những tiếp cận phù hợp về văn hóa sẽ giúp rút ngắn sự cách hiệt giữa các bên trong đàm phán/thương thảo.

Thứ năm, khả năng lãnh đạo, được tiêp cận theo cả hai phương diện là tự lãnh đạo bản thân và lãnh đạo đông nghiệp/cơ quan, tổ chức hành nghề/chủ thể quan hệ khác trong hoạt động nghề nghiệp. Lãnh đạo bản thân là việc cá nhân nhận thức đúng đắn mình là ai, có những năng lực/khả năng gì, giao tiếp ra sao, tinh cam va hanh vi của bản thân như thế nào trên con đường đã chọn. Để tự lãnh đạo bản thân thì tư duy tích cực, khả năng vượt ra ngoài “vùng an toàn” của cá nhân, tư duy cầu tiến... đều là những yếu tố cần được trau dôi và rèn luyện đối với người hành nghề luật. Còn trên vị trí của người lãnh đạo, khả năng xác định/thiết kế và tổ chức thực hiện sứ mạng, tầm nhìn trong tổ chức trở thành một trong những yếu tố đánh giá năng lực và hiệu quả trong công việc của bất cứ ngành nghê nào nói chung và nghề luật nói riêng.

Thứ sáu, khả năng sử dụng ngoại ngữ để phục vụ yêu cầu giải quyết công việc và phát triển nghề nghiệp. Sử dụng ngoại ngữ là kỹ năng căn bản nhất để cá nhân có thể kết nối với mọi người ở các bối cảnh, điều kiện, khu vực địa lý, quốc tịch... khác nhau trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Hơn nữa, ngoại ngữ còn giúp cho việc học tập, trau dồi kiến thức càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó là chiếc chìa khóa mở ra kho tàng tri thức vô tận từ nhiều nguồn khác nhau, dù là sách báo, audio, video hay tài liệu trực tuyến nước ngoài. Khó tiếp cận với việc sử dụng được công nghệ, tài liệu trực tuyến, đồng nghĩa với việc khó tiếp cận với thế giới hiện đại nếu người hành nghề luật không thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là sử dụng thành thạo tiếng Anh.

IV- NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỜI GIAN VÀ CÔNG VIỆC:

Năng lực tổ chức thời gian và công việc: là loại năng lực cơ bản, có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng, hiệu quả công việc và sự thành công của cá nhân/thương hiệu làm nghề. Tổ chức, quản lý thời gian và công việc cũng là tiêu chí về kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của người hành nghề luật ở môi trường nghề nghiệp có sự tác động khá lớn từ khách quan (công việc/yêu cầu của khách hàng/chủ thể pháp luật; sự thay đổi thường xuyên của điều kiện, môi trường xã hội; thái độ, khả năng hợp tác của chủ thế pháp luật...). Sở hữu một kỹ năng quản lý thời gian và công việc tốt để người làm nghề có thể tránh được tình trạng làm việc với nhiều áp lực, dễ dẫn đến những quyêt đinh sai lâm khi không có đủ thời gian suy xét, đánh giá và đưa ra giải pháp từ nhũng góc nhìn khác nhau. Khi kiểm soát tốt thời gian và công việc thì những quyết định được đưa ra cho đối tác/khách hàng/chủ thể liên quan hoặc bản thân công việc của cá nhân sẽ có điều kiện để kiểm tra, bổ sung, hoàn thiện trước khi thực hiện trên thực tế.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (Giáo trình kỹ năng mềm trong Nghề luật và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Năng lực hành nghề luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.78945 sec| 1111.039 kb