Ngành luật Dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Ngành luật Dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có nhiều chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.

Liên hệ

Ngành Luật dân sự:

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi ích (Nhà nước, xã hội và cá nhân).

Như vậy, Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong quan hệ thống pháp luật nhà nước Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lí, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

- Cá nhân: là con người cụ thể đang sống. Cá nhân phải có hộ tịch rõ ràng, cho phép phân biệt được với cá nhân khác. Mọi cá nhân không nhất thiết đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau, dù tất cả các cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân lệ thuộc và kết quả đánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân đó.

+ Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân được hưởng quyền hoặc đảm nhận tư cách người có nghĩa vụ. Năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân được sinh ra và mất đi khi cá nhân chết.

+ Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi chỉ được thừa nhận cho những cá nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.

- Pháp nhân: là một tổ chức tồn tại vì mục đích nào đó. Pháp nhân phải có những yếu tố lý lịch cơ bản rõ ràng cho phép phân biệt với các nhân các thành viên của  nó với các pháp nhân khác. Pháp nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với mục đích tồn tại của mình.

- Hộ gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân, có tài sản chung và thực hiện các hoạt động kinh tế chung. Hộ gia đình có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với mục đích tồn tại của mình.

- Tổ hợp tác: là tập hợp những người có cùng một nghề nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ và thủ công nghiệp và quan hệ bè bạn, thầy trò, cùng góp tài sản thể thực hiện chung các hoạt động nghề nghiệp. Tổ hợp tác cũng phải có các yếu tố lý lịch rõ ràng và có năng lực pháp luật, năng lực hành vi phù hợp với mục đích tồn tại của mình, như pháp nhân.

Nguồn của Luật dân sự:

 - Luật viết: là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Luật mệnh lệnh: bao gồm các quy phạm do người làm luật chủ động thiết lập nhằm chi phối các quan hệ pháp luật nhất định theo các tiêu chí chung. Các chủ thể của quan hệ pháp luật liên quan có trách nhiệm xử sự phù hợp với các quy định của luật mệnh lệnh mà không có sự lựa chọn nào khác.

+ Luật bổ khuyết: bao gồm các quy phạm do người làm luật thiết lập và được áp dụng bắt buộc và đương nhiên. Luật bổ khuyết rất cần thiết trong chừng mực nó được coi như sự suy đoán của người làm luật về nội dung của ý chí không được bày tỏ hoặc được bày tỏ không rõ ràng của các chủ thể của quan hệ pháp luật.

- Tục lệ: là các quy tắc xử sự chung hình thành từ cách cư xử được lặp đi lặp lại trong thực tiễn giao dịch trở thành thói quen được dân cư chấp nhận và tôn trọng như các quy phạm pháp luật.

+ Tục lệ phổ quát: là những quy tắc xử sự được chấp nhận đối với tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, quốc tịch. Tục lệ được thừa nhận có giá trị phổ quát, một khi tình hợp lý, hợp tình của nó không thể bị tranh cãi

+ Tục lệ chung: là những quy tắc xử sự được chấp nhận ở một nước.

+ Tập quán địa phương: là những quy tắc xử sự được chấp nhận ở một địa phương, một vùng thuộc một nước, thể hiện tính đặc thù trong nếp sinh hoạt của cộng đồng người ở vùng, địa phương đó, nếp sinh hoạt phù hợp với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế của vùng, địa phương.

+ Tập quan nghề nghiệp: là những quy tắc xử sự được chấp nhận trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. Điển hình nhất là quy tắc liên quan đến bí mật nghề nghiệp.

+ Quy ước: là những tập quán, được chấp nhận trong phạm vi một địa phương hoặc một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, chi phối các quan hệ kết ước được xác lập ở địa phương đó hoặc giữa những người có cùng nghề nghiệp đó.

 

Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự:

- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản:

Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của BLDS. Bình đẳng là khái niệm chính trị – pháp lý, đây là yếu tố cơ bản của nền dân chủ trong chế độ Nhà nước pháp quyền được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước ta cùng nhiều đạo luật khác; rộng hơn là các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng và không phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng sự yếu thế về kinh tế. Đây là nguyên tắc nền tảng, xuyên suốt và được cụ thể hóa trong rất nhiều quy định.

- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận:

Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là nguyên tắc thể hiện bản chất đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự khi so sánh với các quan hệ khác như quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật hành chính. Các chủ thể được tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn quan hệ mà mình sẽ tham gia, tự do trong việc thỏa thuận và xác lập các cam kết với nhau khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự đó…Tự nguyện được hiểu là sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự thể hiện ý chí ra bên ngoài. Các yếu tố làm mất đi sự tự nguyện của cá nhân, pháp nhân bao gồm: cá nhân, pháp nhân bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép… Khi cam kết, thoả thuận, các bên hoàn toàn tự nguyện, không được ai dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm buộc một người cam kết, thoả thuận trái với ý chí của người đó. Mọi cam kết, thoả thuận không có sự tự nguyện của các bên có thể bị tuyên bố là vô hiệu. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

- Nguyên tắc thiện chí, trung thực:

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Theo đó, các thông tin được các bên cung cấp, các cam kết, thỏa thuận phải đảm bảo đúng sự thật, khách quan, không lừa dối. Các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự trên tinh thần giúp đỡ, tương trợ và hợp tác với nhau. Ví dụ: Điều 387 của BLDS năm 2015 quy định khi đề nghị giao kết hợp đồng bên đưa ra lời đề nghị có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì phải thông báo cho bên được đề nghị biết mà không được che giấu, nếu vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác:

Pháp luật dân sự tôn trọng sự tự do, tự nguyện của các chủ thể. Tuy nhiên khi tham gia vào các quan hệ dân sự các chủ thể sẽ phải chịu sự giới hạn theo đó các chủ thể xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ví dụ: A là chủ sở hữu ngôi nhà A được quyền ở, bán, hoặc cho thuê. Tuy nhiên, trong trường hợp A có mẹ già không còn có khả năng lao động đang ở cùng A trong ngôi nhà của A thì việc A bán nhà (khiến mẹ A không còn nơi để ở) sẽ không được pháp luật công nhận, trừ trường hợp ngôi nhà là tài sản bảo đảm bị xử lý.

- Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm dân sự:

Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Nếu không tự nguyện thực hiện, họ có thể sẽ phải chịu sự cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật. Các trách nhiệm mà cá nhân phải chịu khi vi phạm nghĩa vụ dân sự như: phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự; phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại…

 

Những chế định cơ bản của pháp luật dân sự:

  1. Quyền sở hữu:

a) Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

b) Căn cứ xác lập quyền sở hữu

- Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

- Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung.

- Sở hữu chung cộng đồng là sở hữu chung mà mỗi chủ sở hữu đều có quyền và nghĩa vụ bảo quản và sử dụng vì lợi ích chung.

  1. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự:

a) Nghĩa vụ dân sự:

 Là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền).

Nghĩa vụ dân sự thường có hai căn cứ, đó là căn cứ phát sinh và căn cứ chấm dứt:

- Căn cứ phát sinh là từ hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương, chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại và căn cứ khác do pháp luật quy định.

- Căn cứ chấm dứt là nghĩa vụ được hoàn thành hoặc theo thỏa thuận của các bên hoặc bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ, hoặc nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác hoặc có một người đã chết.

b) Hợp đồng dân sự:

Llà sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Bộ luật dân sự có những quy định về hợp đồng dân sự như sau: Nội dung của hợp đông dân sự; hình thức của hợp đồng dân sự; các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu; các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự.

c) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

  1. Thừa kế:

Là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật dân sự, thừa kế bao gồm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Ngành luật Dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36209 sec| 1134.727 kb