Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh. Phương pháp điều chỉnh của Luật Đầu tư là phương pháp dân sự và phương pháp hành chính. Nguồn của Luật Đầu tư đến từ các văn bản pháp luật quốc gia, Điều ước quốc tế, Tập quán về đầu tư.
Luật Đầu tư (theo nghĩa rộng): là một lĩnh vực pháp luật, chứa đựng quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư.
Luật Đầu tư (theo nghĩa hẹp): là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh
Đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh. Bản chất của các quan hệ đầu tư là một loại quan hệ xã hội, phát sinh trong lĩnh vực đầu tư. Quan hệ đầu tư diễn ra giữa các chủ thể trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, cáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Các quan hệ này khi được điều chỉnh bởi pháp luật thì trở thành quan hệ pháp luật đầu tư. Dựa vào nội dung và chù thể của quan hệ pháp luật đầu tư, có thể chia quan hệ pháp luật đầu tư thành hai nhóm chủ yếu là:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa các nhà đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư (quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều động đầu tư (quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều ngang).
Ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân trong quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp (công ti trách hữu hạn, công ti cổ phần, công ti hợp danh...).
Nhóm quan hệ đầu tư này có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Chủ thể là các nhà đầu tư có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với nhau;
- Về nội dung, các quan hệ đầu tư là quan hệ tài sản; quyền và nghĩa vụ của các bên luôn gắn liền với đối tượng là các nguồn lực đầu tư;
Về hình thức pháp lý, các quan hệ đầu tư được thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc điều lệ của doanh nghiệp.
Thứ hai, quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa các nhà đầu tư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhóm quan hệ đầu tư này phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư (quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc).
Ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các nhà đầu tư vối cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu
Quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư;
- Về chủ thể, nhóm quan hộ này luôn tồn tại hai nhóm chủ thể có vị trí pháp lý khác nhau (không bình đẳng): một bên là cơ quan nhà nước và bên còn lại là tổ chức, cá nhân.
- Cơ sở pháp lý làm phát sinh nhóm quan hệ này là các văn bản quản lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
1- Phương pháp dân sự:
Với tính chất nội dung và chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều theo chiều ngang được điều chỉnh chủ yếu bằng phương pháp của Luật Đầu tư - phương pháp dân sự. Theo phương pháp này, Luật Đầu tư tạo cho các nhà đầu tư khả năng và điều kiện để tự do sáng tạo và thỏa thuận. Việc sử dụng hay không đến mức nào của sự tự do và bình đẳng sẽ phụ thuộc vào ý chí riêng của từng chủ thể quan hệ pháp luật đầu tư. Việc mua nhà đầu tư ký quyết định đầu tư hay không? Mức vốn bao nhiêu? Có ký hợp đồng với một đối tác nào đó hay không và nội dung ra sao? Đều do họ tự quyết định với phương pháp điều chỉnh của Luật Đầu tư, những thỏa thuận hợp pháp giữa các nhà đầu tư với nhau sẽ trở thành luật riêng, ràng buộc các chủ thể của quan hệ đầu tư. Một nhà đầu tư quyết định thành lập một doanh nghiệp thì mọi quyết định phát sinh từ việc đầu tư sẽ được áp dụng đối với nhà đầu tư đó; một nhà đầu tư đã Tự do thỏa thuận và ký kết một hợp đồng nào đó thì toàn bộ nội dung đã cam kết ở Pháp sẽ trở thành bắt buộc đối với nhà đầu tư và không ai khác ngoài các bên tham gia hợp đồng được tự do sửa đổi, bổ sung hãy giải thích nội dung của hợp đồng.
2- Phương pháp hành chính:
Với tính chất nội dung và chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc, Luật Đầu tư cần thiết phải sử dụng cả phương pháp điều chỉnh của luật công – phương pháp hành chính. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, luôn đòi hỏi nhà nước phải có những điều tiết, định hướng và khuyến khích phát triển đầu tư và trong chừng mực như vậy, những quan hệ đầu tư theo chiều dọc khó có thể được điều chỉnh bằng phương pháp dân sự. Với sự can thiệp của công quyền vào hoạt động đầu tư, dù mức độ và hình thức nào, cũng đều được điều chỉnh bằng phương pháp hành chính. Không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp giấy chứng nhận hay điều kiện đầu tư, về xử lý vi phạm pháp luật trong đầu tư. Ba với sự can thiệp của công quyền vào hoạt động đầu tư, dù mức độ và hình thức nào, cũng đều được điều chỉnh bằng phương pháp hành chính. Không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp giấy chứng nhận hay điều kiện đầu tư, về xử lý vi phạm pháp luật trong đầu tư… khi điều chỉnh các quan hệ đầu tư bằng phương pháp hành chính, Luật Đầu tư được gọi là một lĩnh vực pháp luật công mà theo đó, giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng, không được tự do thỏa thuận về nội dung cũng như hình thức của quan hệ pháp luật đã được pháp luật ghi nhận và mô tả.
Nhằm khắc phục những bất cập, chồng chéo giữa các Luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, Luật này sửa đổi, bổ sung Điều 4 để phân định rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các Luật có liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Bên cạnh đó, Luật này đã sửa đổi, bổ sung 10 nhóm quy định trong Luật Đầu tư 2014 để đảm bảo tính thống nhất với các Luật liên quan đến đất đai, thuế, đồng thời sửa đổi 06 Luật khác để đồng bộ với quy định của Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Điện ảnh.
2- Về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
Nhằm tiếp tục thể chế hóa nguyên tắc Hiến định và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm, đồng thời góp phần xóa bỏ rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, Luật này đã bổ sung một số quy định sau:
Bổ sung “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh.
Sửa đổi, bổ sung quy định tại các phụ lục I, II, III về cấm đầu tư kinh doanh các chất ma túy; hóa chất, khoáng vật độc hại và động, thực vật hoang dã cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý nhà nước với sản phẩm này theo theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan.
Tiếp tục cắt, giảm một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần thiết, bất hợp lý gây cản trở quá trình gia nhập thị trường của người dân, doanh nghiệp (gồm 22 ngành nghề quy định tại phụ lục IV).
Đồng thời, nhằm thể chế hóa Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần nâng cao tính minh bạch, khả thi trong việc áp dụng cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Luật này đã quy định Danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo cách tiếp cận “chọn bỏ” (Điều 9).
3- Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:
Luật này đã sửa đổi, bổ sung các ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhằm đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng theo Nghi quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, các Luật thuế và các Luật có liên quan; cụ thể là:
Bổ sung quy định khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ nghiên cứu khoa học; hoạt động đổi mới sáng tạo; sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành; phát triển công nghiệp môi trường.
Bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện chính sách này (như áp dụng ưu đãi có thời hạn, theo kết quả thực hiện dự án; nhà đầu tư phải đảm bảo đáp ứng điều kiện ưu đãi trong thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật).
Bổ sung quy định cho phép Thủ tướng Chính phủ áp dụng ưu đãi đặc biệt để tạo cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn, kịp thời thu hút dòng vốn FDI đang dịch chuyển nhanh chóng trong bối cảnh hiện nay (cho phép áp dụng ưu đãi tối đa thêm 50% so với mức cao nhất theo quy định của Luật hiện hành).
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí không cần thiết trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, Luật này quy định một số nội dung sau:
Phân định rõ nguyên tắc, điều kiện áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, gồm: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; chấp thuận nhà đầu tư, chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư (Điều 29).
Áp dụng thống nhất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư đối với các dự án xây dựng nhà ở và đô thị để tránh trùng lặp về thẩm quyền, thủ tục quyết định/chấp thuận đầu tư dự án nhà ở, đô thị theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở, đô thị (điểm g khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 32).
Bãi bỏ quy định Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô vốn từ 5000 tỷ đồng trở lên và không áp dụng thủ tục chấp thuận chủ trưởng đầu tư đối với dự án của cá nhân, hộ gia đình.
Phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư, xây dựng và kinh doanh sân gôn (điểm c khoản 1 Điều 32).
Mở rộng quyền tự chủ của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án (như quyền chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, điều chuyển dự án…).
Điều chỉnh phạm vi các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 26). Ngoài ra, Luật đã bổ sung giao Chính phủ quy định chi tiết các hình thức đầu tư mới nhằm đảm bảo thích ứng với các mô hình, phương thức tổ chức kinh doanh mới đang phát triển nhanh chóng dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Luật đã hoàn thiện, bổ sung các công cụ cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, bảo đảm an ninh quốc phòng theo hướng:
- Xem xét các điều kiện an ninh, quốc phòng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp ở đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển hoặc các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng (khoản 3 Điều 5, điểm c khoản 2 Điều 26, điểm d khoản 1 Điều 32).
- Bổ sung quy định về giám định vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết để xác định căn cứ tính thuế, góp phần hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế (Điều 45).
- Bổ sung quy định không gia hạn thực hiện dự án đầu tư đối với dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên và dự án có điều kiện chuyển giao không bồi hoàn (khoản 4 Điều 44).
- Bổ sung quy định về chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch giả tạo về vốn nhằm tạo cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp đầu tư chui, đầu tư núp bóng (điểm e khoản 2 Điều 48).
Các văn bản pháp luật về đầu tư do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tồn tại dưới nhiều hình thức, tên gọi và cấp độ khác nhau. Hình thức, tên gọi thứ bậc hiệu lực của các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về đầu tư nói riêng được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản pháp luật hiện hành về luật đầu tư ở Việt Nam, Luật Đầu tư năm 2014 là nguồn luật cơ bản của Luật Đầu tư. Cần lưu ý, đối với hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, các văn bản pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng theo những điều kiện nhất định.
2- Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế có giá trị áp dụng trên toàn lãnh thổ của tất cả các quốc gia tham gia điều ước. Các văn bản pháp luật quốc gia được ban hành phải có nội dung phù hợp với điều ước quốc tế. Về nguyên tắc chung, trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật của một quốc gia với điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, các quy định của điều quốc tế sẽ được áp dụng. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Luật Đầu tư của Việt Nam.
Ngoài các văn bản pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế, thực tiễn phát triển của pháp luật về đầu tư còn biết đến nguồn tập quán. Tập quán về đầu tư thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ đầu tư khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật của các quốc gia. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, tập quán không phải là nguồn phổ biến của luật Đầu tư trên các bình diện quốc gia và quốc tế. Theo Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam, nguồn tập quán được áp dụng giới hạn ở tập quán quốc tế và đầu tư và chỉ được áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài theo những điều kiện nhất định.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm