Ngành Luật Ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam

 

 

Ngành Luật Ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật Ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Đối tượng điều chỉnh: Các đối tương được nhận diện là quan hệ quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng; các đối tương được nhận diện là quan hệ tổ chức và kinh doanh Ngân hàng

Liên hệ

Luật Ngân hàng là gì?

Luật Ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Đối tượng điều chỉnh

Thứ nhất, khi dựa trên căn cứ khái niệm, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm:

– Các đối tương được nhận diện là quan hệ quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng: là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế.

– Các đối tương được nhận diện là quan hệ tổ chức và kinh doanh Ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh Ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, khi dựa trên căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã hội như sau:

– Nhóm đối tương được nhận diện là các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

– Nhóm đối tương được nhận diện là các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng

– Nhóm đối tương được nhận diện là các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp mệnh lệnh phục tùng

Đối với những quan hệ xã hội có sự tham gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thi chủ yếu các nhà làm uật sẽ áp dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng trong các quan hệ xã hội này.

Đồng thời, cần lưu ý một nội dung đó chính là việc tham gia vào những mối quan hệ mang tính chất nghiệp vụ, không thể hiện chức năng quản lý nhà nước của các ngân hàng nhà nước Việt Nam thì lúc này phương pháp mệnh lệnh phục tùng sẽ không được áp dụng, đó là một trong những lưu ý mà người làm luật cần phải hướng tới.

Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận

Một phương pháp điều chỉnh của luật ngân hàng áp dụng chủ yếu đối với nhóm quan hệ diễn ra liên quan đến giao dịch tiền tệ tín dụng, ngân hàng được thiết lập đó chính là phương pháp bình đẳng thoả thuận. Phương pháp này được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể là ngân hàng, kể cả mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với vai trò là trung tâm thanh toán, luân chuyển tiền tệ, làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Nguyên tắc của pháp luật ngân hàng Việt Nam

Nguyên tắc của pháp luật ngân hàng là hệ thống những tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, được thể chế hoá thành các quy định pháp luật ngân hàng. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật ngân hàng Việt Nam bao gồm:

Thứ nhất, đảm bảo sự bình đẳng của mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực ngân hàng

Nguyên tắc này thể hiện tinh thần của Hiến pháp 1992 (sửa đổi), theo đó pháp luật cho phép các thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia vào các hoạt động kinh tế, trong đó đương nhiên có hoạt động ngân hàng. Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 không còn quy định nội dung như trên, nhưng trên thực tế sự phát triển của hệ thống pháp luật ngân hàng đã ngày càng đảm bảo tốt hơn nguyên tắc này. 

Thứ hai, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

Sự an toàn của hệ thống ngân hàng có quan hệ mật thiết đến kinh tế xã hội của một quốc gia. Những bằng chứng lịch sử cho thấy, nếu hệ thống ngân hàng xảy ra khủng hoảng sẽ tác động mạnh đến an sinh và trật tự xã hội cũng như làm chậm quá trình phát triển kinh tế. Chính vì vậy, nguyên tắc đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng đã từng được ghi nhận như sau: “Thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền”. 

Thứ ba, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các chủ thể hoạt động ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể hoạt động ngân hàng là những thực thể pháp lý độc lập nên có quyền tự chủ kinh doanh, Tự chủ kinh doanh được hiểu là việc các chủ thể hoạt động ngân hàng tự mình đưa ra các quyết định, nhân danh chính bản thân mình để thực hiện các hành vi pháp lý trong khuôn khổ của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về những hành vi đó. Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng một thị trường ngân hàng lành mạnh và phát triển.

Thứ tư, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng

Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, ngoại trừ một số ít các cam kết thực hiện ngay, còn đa phần phải được “nội luật hoá", tức là được cụ thể hoá bằng các quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện. Các quy định về mở cửa thị trường ngân hàng, cấp phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng nước ngoài, nâng dần mức giới hạn góp vốn nước ngoài trong các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam, v.v… là những bước đi cụ thể trong thời gian qua của hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Việc đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng không chỉ được pháp luật quy định là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (trong hoạt động thẩm tra, cấp phép, thanh tra, giám sát,...) mà còn là trách nhiệm của hệ thống tổ chức tín dụng (trong việc đánh giá rủi ro, giám sát tín dụng, thiết lập dự phòng,...) và của các tổ chức khác có liên quan (như bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng, …).

Nguồn của Luật ngân hàng

Nguồn của luật ngân hàng là những văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bao gồm: Hiến pháp; Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; các Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến hoạt động ngân hàng; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ, trong đó văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành là nguồn cơ bản, quan trọng nhất; các Hiệp định quốc tế điều chỉnh các quan hệ ngân hàng.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Ngành Luật Ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.50035 sec| 1110.969 kb