Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Có những thời điểm mà ngay cả công lý cũng đem lại điều tai hại".
- Sophocles
Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật (Quy tắc 7.1).
Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các doanh nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được với Luật sư cứu trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (Quy tắc 7.2).
Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật (Quy tắc 7.1).
Như trên đã nêu, pháp luật về Luật sư đã quy định bắt buộc Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác. Quy định này đòi hỏi mỗi Luật sư phải bảo mật thông tin về vụ việc và thông tin về khách hàng mà mình biết được trong quá trình hành nghề, thể hiện một trong những đặc điểm quan trọng của NLS là tạo sự tin cậy, tín nhiệm từ phía khách hàng. Đây không chỉ là quy định chung, mà còn là sự khác biệt lớn đối với các chủ thể tư pháp khác. Sự tin cậy, tín nhiệm của khách hàng khi trình bày hết những góc khuất của vụ việc và cá nhân cho Luật sư chính là sự gửi gắm niềm tin vào vị trí, vai trò và tâm thế của Luật sư sẽ là người bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho mình.
Có một vấn đề mà Luật sư cần tránh, đó là sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trên thực tế, những biểu hiện vi phạm trong mối quan hệ với khách hàng liên quan đến nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật không chỉ trong qua trình thời hạn cung cấp dịch vụ pháp lý có hiệu lực, mà còn bao hàm và sau khi kết thúc vụ việc. Điều này rất quan trọng, việc pháp luật quy định như vậy để rằng buộc một hành lang cho việc ứng xử của Luật sư , trong khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Luật sư không được xâm phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thí xã hội khác. Đương nhiên, việc tiết lộ thông tin chỉ được phép khi khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
Quy tắc 7.2 quy định: Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các doanh nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được với Luật sư cứu trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quy tắc này đòi hỏi và rằng buộc trước hết trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức hành nghề và của chính Luật sư được khách hàng lựa chọn trong việc giữ bí mật thông tin của khách hàng. Để thực hiện đúng quy tắc này, người đứng đầu Tổ chức hành nghề Luật sư cần xây dựng và đưa vào trong quy chế vận hành nội bộ, thường xuyên quán triệt đến các Luật sư thành viên về nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng, tổ chức công tác văn thư,lưu trữ, bảo quản đảm bảo tính bí mật hồ sơ của khách hàng, những người không liên quan thì không tiếp cận được hỗ sơ vụ, việc hoặc thông tin cá nhân của khách hàng. Khi đưa quy định này vào quy chế nội bộ, Tổ chức hành nghề Luật sư dẫn quy định chỉ biết về hình thức và chế tài xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Đáng chú ý, theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hành chính tư pháp, quy định mức xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng đối với hành vi “tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác". Như vậy, việc tuân thủ quy định về mặt đạo đức đối với việc không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong quá trình hành nghề đã được chuyển hóa thành quy định của pháp luật ví xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động Luật sư.
Ví dụ: Đưa thông tin hồ sơ vụ việc, cá nhân của khách hàng lên Facebook, mạng xã hội mà không được sự đồng ý của khách hàng có vi phạm Quy tắc 7?
Thực tế trong những năm gần đây, với sự phát triển của Ctich mạng công nghiệp 4.0. mạng xã hội ngày càng phát triển. trong đó có Facebook và một số mạng xã hội khác. Nhiều Luật sư đã sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả đề tuyên truyền pháp luật, nâng tầm ảnh hưởng trong hoạt động nghề nghiệp Luật sư và thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Tuy nhiên, trong một số trang Facebook cá nhân có đăng tải một số thông tin liên quan đến hồ sơ vụ án đang trong giai đoạn xác minh tin báo, tố giác tội phạm hoặc chưa kết thúc giai đoạn điều tra mà Luật sư tham gia tố tụng. Ngoài ra, cần đưa thông tin về tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hoặc có sự tranh luận, nảy sinh tình trạng mâu thuẫn, khác biệt về quan điểm ngay giữa các Luật sư với nhau. Vậy hành vi nói trên là bị coi là vi phạm Quy tắc 7 nêu trên?
Để có thể trả lời câu hỏi này, cần nhận thức việc chức Luật sư sử dụng mạng xã hội để chia sẻ công việc và đời sống cá nhân là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin đã được quy định trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013. Điều 10 luật báo chí năm 2016 giải thích cụ thể công dân có các quyềntự do báo chí sau: (l)Sáng tạo tác phẩm báo chí; (2) Cung cấp thông tin cho báo chí; (3) Phản hồi thông tin trên báo chí; (4) Tiếp cận thông tin báo chí; (5) Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; (6) In, phát hành báo in. Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định cụ thể quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó. công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiện xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng. CQNN, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, có chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời, không ai được lạm dụng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chỉ để xâm phạm lợi ích Nhà nước, tập thể và công dân.
Tuy nhiên, trong quá trình hành nghề, cần đặt vấn để thông tin của khách hàng hay thông tin về vụ án trong giai đoạn điều tra được coi là thông tin không được tiết lộ. Điểm e và g khoản 2 Điều 73 BLTTHS năm 2015 quy định: (e) Không được Hé lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bảo chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trẻ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, có chức, cá nhân.
Ngoài ra. điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 01 /7/2020 của Chính phủ quy định mức xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi ứng xử, phát ngôn hoặc có hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của NLS hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mả chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì thế, việc một Luật sư đăng tải thông tin liên quan đến thông tin của khách hàng mà không được sự đồng ý của người đó, cũng như đăng tải thông tin, tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đang giai đoạn điều tra trên trang Facebook cá nhân, mạng xã hội khác... có thế bị coi là vi phạm Quy tắc 7 nói trên.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm