Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Bất hợp tác với điều xấu cũng là nghĩa vụ như hợp tác với điều tốt".
- Mahatma Gandhi
Luật sư có ý thức tôn trọng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp luật sư.
Trường hợp các luật sư có quan điểm khác nhau khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cùng một khách hàng trong cùng vụ việc, luật sư cần trao đổi để tránh xảy ra mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và quyền lợi của khách hàng.
Bộ Quy tắc cơ bản đầu tiên trong quan hệ với đồng nghiệp là tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp. Tình đồng nghiệp giữa Luật sư với Luật sư trì có được khi Luật sư thật sự tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp.
Đối với Nghề Luật sư, việc tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của đồng nghiệp là nghĩa vụ bắt buộc, không có ngoại lệ Đây là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh ứng xử nghề nghiệp của Luật sư với đồng nghiệp, là nền tảng đạo đức tạo lập tính đồng nghiệp Luật sư Việt Nam.
Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam quy định Luật sư phải có nghĩa vụ bảo vệ uy tín, danh dự của giới Luật sư như chính uy tín, danh dự của cá nhân mình. Luật sư không vì lợi ích cá nhân mà hy sinh lợi ích tập thể; không vì lợi ích cá nhân mà xâm phạm uy tín Nghề Luật sư. Khi danh dự, uy tín của nghề nghiệp chưa cao, Nghề Luật sư chưa được xã hội ghi nhận và tôn vinh khi đó khó có thể khẳng định cá nhân Luật sư đã được xã hội tôn vinh. Uy tín, danh dự của cả nhân Luật sư luôn gắn liền và có quan hệ biện chứng với uy tín, danh dự của giới Luật sư và Nghề Luật sư.
Ví dụ 1: Luật sư A xúc phạm Luật sư B sau khi kết thúc phiên tòa. Luật sư C biết được vụ việc đã phát biểu chỉ trích Luật sư A ngay tại lễ kỷ niệm. Luật sư B tố cáo Luật sư A ra cơ quan chức năng mà không thông báo trước cho Đoàn Luật sư Tất cả hành vi của các Luật sư A, B, C nêu trên đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đồng nghiệp, chưa tôn trọng quy định của tổ chức. Các Luật sư đã lựa chọn cách ứng xử không phù hợp và thiếu tôn trọng đồng nghiệp, thiếu tình đồng nghiệp, vi phạm Bô Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong mối quan hệ với đồng nghiệp.
Tình đồng nghiệp của Luật sư, trách nhiệm tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam không những yêu cầu Luật sư không được thực hiện hành vi xâm phạm lợi ích của đồng nghiệp, xúc phạm đồng nghiệp mà Luật sư cần góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp Luật sư (Quy tắc 18).
Luật sư cần góp ý khi đồng nghiệp có việc làm chưa đúng, ứng xử chưa đẹp. Luật sư có trách nhiệm với đồng nghiệp, trách nhiệm với nghề nghiệp, không vô cảm, vô trách nhiệm trước vi phạm, sai phạm của đồng nghiệp. Góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều chưa đúng, chưa đẹp, ảnh hưởng đến uy tín Nghề Luật sư. Luật sư dám góp ý với đồng nghiệp thể hiện trách nhiệm với đồng nghiệp, đồng thời cũng thể hiện bản lĩnh, sự dũng cảm của người Luật sư, thể hiện thiên chức của Nghề Luật sư (Quy tắc 1).
Ví dụ 2: với tư cách là những người đồng nghiệp, khi thấy Luật sư A có hành vi, cư xử không đúng mực với Luật sư B do kết quả thắng thua của vụ việc ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp thì bạn sẽ cư xử như thế nào? Trường hợp các thành viên khác bỏ qua, không góp ý để Luật sư A chấm dứt ứng xử không phù hợp với Luật sư B, đó cũng chưa phải là ứng xử chuẩn mực của Luật sư với đồng nghiệp. Luật sư C góp ý với Luật sư A là thể hiện trách nhiệm, sự dũng cảm của Luật sư trong quan hệ, ứng xử với doanh nghiệp những phương pháp, cách thức, thời gian, địa điểm góp ý cũng rất quan trọng vì nếu thực hiện không đúng, không tế nhị vô hình trung chính người góp ý đã xâm phạm danh dư, uy tín, nhàn phạm của người được góp ý.
Quy tắc 25.2 quy định ý kiến đồng góp của Luật sư với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, mang tính chất xây dựng, góp phần vào việc phát triển tổ chức xã hội - nghề nghiệp Luật sư và Nghề Luật sư. Tương tự như vậy, việc góp ý giữa Luật sư với Luật sư cũng cần bảo đảm sự trung thực, khách quan, mang tính chất xây dựng, phù hợp nội quy, quy định của tổ chức và trên hết phải xuất phát từ thiện tâm của Luật sư với đồng nghiệp.
Tôn trọng và hợp tác với doanh nghiệp theo quy định của Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam còn được chiếu trong trường hợp có nhiều Luật sư cùng tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một khách hàng trong cùng vụ việc, khi các Luật sư có quan điểm khác nhau, các Luật sư cần trao đổi để tránh xảy ra mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và quyền lợi của khách hàng (Quy tắc 18.2). Ví dụ, hai Luật sư cùng tham gia bào chữa cho một bị cáo, một Luật sư có quan điểm bị cáo vô tội, Luật sư khác có quan điếm bị cáo có tội nhưng do có nhiều tình tiết giảm nhẹ có thế được hưởng án treo. Trường hợp này, các Luật sư phải cùng nhau trao đổi, bàn bạc, phân tích thiệt hơn và đặc biệt phải phân tích để khách hàng hiểu rõ bản chất pháp lý của vụ việc, điểm mạnh, điểm yếu của các phương án, hậu quả của việc thực hiện theo các phương án, từ đóđể khách hàng cùng Luật sư quyết định lựa chọn quan điểm bào chữa đúng dân nhất bảo đàm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Luật sư không những không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của doanh nghiệp và phải góp ý khi thấy doanh nghiệp mình cư xử chưa phù hợp. Luật sư còn phải giúp đỡ đồng nghiệp trong hành nghề cũng như trong cuộc sống (Quy tắc 18.1). Nghề Luật sư là nghề luật, hậu quả từ tai nạn, rủi ro nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật là rất nặng nề. Sự sẻ chia, động viên, giúp đỡ đối với đồng nghiệp khi gặp hoạn nạn, rủi ro là hết sức ý nghĩa và cần thiết.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm