Nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định thế nào?

31/03/2021
Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản. Nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau: Tên cơ quan trưng cấu giám định, họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định; Tên tổ chức, họ, tên người được trưng cầu giám định...

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527

1- Nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định

Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản. Nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau:

- Tên cơ quan trưng cấu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

- Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;

- Tên và đặc điểm của đoi tượng cần giám định;

- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

- Nội dung yêu cầu giám định;

- Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định

2- Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại

Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cẩu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại. Trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, việc giám định có thể phải thực hiện nhiều lần vì nhiều lý do khác nhau. Căn cứ vào tên quyết định trưng cầu giám định, nếu việc giám định được thực hiện nhiều lần, luật sư có thể xác định được quá trình cũng như tính phức tạp của đối tượng giám định trong vụ án.

- Việc giám định bổ sung dược tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đẩy đủ; khi phát sinh vấn để mới cần phải giảm định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Việc trưng cầu giám định bố sung được thực hiện như giám định lần đầu.

- Việc giám định lại dược thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

- Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lẫn đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật Giám định tư pháp.

- Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng giám định mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Khi nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định, căn cứ vào cơ quan, người trưng cầu, thời gian trưng cầu giám định, luật sư xác định về mặt tổ tụng xem việc trưng cầu giám định có đúng thẩm quyền, thời hạn luật định không. BLTTHS quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS có quyền trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định.

3- Căn cứ tên cơ quan, tên người được trưng cầu giám định để xác định việc giám định

Căn cứ tên cơ quan, tên người được trưng cầu giám định, luật sư có thể xác định được tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám định. Luật sự cần nắm được quy định pháp luật về hệ thống các cơ quan có chức năng gián định trong từng lĩnh vực để xác định việc giám định có được thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền không. Theo quy định của Luật Giám đinh tư pháp, tổ chức giám định tư pháp được chia thành tố chức giám định từ pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập. Cụ thể, tổ chúc giám định tư pháp công lập là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyến thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y cấp tinh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng: Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự Bộ Công an. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thán bao gồm: Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế. Tổ chức giám định tư pháp công lập vẽ kỹ thuật hình sự bao gồm: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; Phòng giám định kỳ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập gồm có Văn phòng giám định tư pháp được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.

Qua nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định, luật sư xác định được tên và đặc điểm của đối tượng giám định, nội dung yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng đối với tổ chức giám định, các tài liệu liên quan hoặc mẫu gửi kèm (nếu có). Từ đó, luật sư xác định các yêu cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng đã đáp ứng được việc giải quyết vụ án chưa, từ đó có kiến nghị phù hợp.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Nghiên cứu quyết định trưng cầu giám định thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.98585 sec| 950.688 kb