Nguyên tắc áp dụng luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, bảo đảm

"Một con cáo không nên là Quan tòa ở phiên xử ngỗng".

– Thomas Fuller, Nhà sử học người Anh

Nguyên tắc áp dụng luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, bảo đảm

Hoạt động tín dụng có đặc thù là một hoạt động kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, chứa đựng yếu tố rủi ro cao, do vậy hoạt động này chịu sự chi phối chặt chẽ của pháp luật chuyên ngành, đồng thời chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật liên quan.

Văn bân nội bộ của tổ chức tín dụng cũng có giá trị pháp lý đê áp dụng trong một số trường hợp giải quyết vụ án nếu pháp luật quy định tổ chức tín dụng có quyền hoặc nghĩa vụ ban hành văn bản nội bộ điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ liên quan đến tranh chấp.

Khi giải quyết những vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ngoài việc nghiên cứu các văn bản pháp luật tố tụng dân sự, Luật sư cần lưu ý ba loại văn bản luật nội dung sau đây cần nghiên cứu lựa chọn và áp dụng.

Liên hệ


I- VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ TÍN DỤNG VÀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM:

Gồm những văn bản chính là: Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật dân sự năm tương ứng với từng thời điểm xác lập giao dịnh như BLDS 2005, Bộ luật dân sự năm 2015; Quy chế cho vay 1627; Thông tư số 39/2016/TT-NHNN; các nghị định về giao dịch bảo đảm (Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP); nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm (Nghị định số 83/2010/NĐ-CP, Nghị định số 05/2012/NĐ-CP, Nghị định số 102/2017/NĐ-CP); quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất cho vay (Thông tư số 12/2010/TT-NHNN, Thông tư số 31/2013/TT-NHNN, Thông tư sô 39/2016/TT-NHNN); quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay ngoại tệ (Thông tư số 24/2015/TT-NHNN và Thông tư số 07/2016/TT-NHNN); quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay họp vốn (Thông tư số 42/2011/TT-NHNN); quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, cơ cấu nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN); Thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm (Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN); Thông tư liên tịch về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT)...

II- VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM  

Gồm những văn bản chính là: Pháp lệnh Ngoại hối (năm 2005 và nãm 2013) và nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối (Nghị định số 160/2006/NĐ-CP và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 2010), Luật Doanh nghiệp (năm 2014 và năm 2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Đất đai (năm 2013) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Nhà ở (năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000 và năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Công chứng (năm 2006 và năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Các công cụ chuyển nhượng (năm 2006) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Kinh doanh bảo hiểm (năm 2000 và năm 2010) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Thi hành án dân sự (năm 2008 và năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định số 95/2015/NĐ-CP, Thông tư số 219/2015/TT-BTC)...

III-  VĂN BẢN NỘI BỘ DO TỔ CHỨC TÍN DỤNG BAN HÀNH:

Đây là một loại văn bản có giá trị pháp lý do tính chất đặc thù của ngành ngân hàng, được ban hành theo quy định tại văn bán pháp quy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ví dụ, các văn bản nội bộ quy định về quy trình cho vay, xếp hạng tín dụng nội bộ, cơ cấu nợ, các chính sách dự phòng rủi ro, về chính sách quản lý rủi ro tín dụng, về mô hình giám sát rủi ro tín dụng, về phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng, về xử lý rủi ro tín dụng, về miễn giảm lãi, về thẩm định tài sản thế chấp, về quản lý tài sản thế chấp...). Khi giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, thậm chí khi giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tổ tụng có thể áp dụng những quy định này.

Khi xem xét phạm vi áp dụng luật nội dung để giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, Luật sư cần lưu ý những vấn đề mang tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trong trường hợp luật chuyên ngành có những quy định đặc thù khác với quy định của Bộ luật dân sự . Trường hợp các luật chuyên ngành không có quy định hoặc có quy định nhưng không rõ ràng, có quy định nhưng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các quy định của Bộ luật dân sự  được áp dụng để điều chỉnh (khoản 3 Điều 4 Bộ luật dân sự năm 2015). Việc áp dụng luật cần bảo đảm tư duy logic, hệ thống và tư duy biện chứng.

Thứ hai, nguyên tắc về các loại nguồn theo thứ tự ưu tiên áp dụng theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 (từ Điều 4 đến Điều 6): Áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật và trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng những nguyên tắc cơ bàn của pháp luật dàn sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ và lẽ công bằng.

Thứ ba, việc vặn dụng, ảp dụng luật chuyên ngành cần lưu ý yếu tổ không gian, thời gian và tính lịch sử, cũng như những đặc thù của quan hệ hợp dỏng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Nguyên tắc áp dụng luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, bảo đảm

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.27282 sec| 1089.289 kb