Nhận diện kỹ năng mềm trong nghề luật

14/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Các kỹ năng mềm trong luật mà người hành nghề cần phải biết

Được nhận diện là kỹ năng tư làm việc và tương tác hiệu quả trong các mối quan hệ tô tụng, cung cấp dịch vụ pháp lý và quan hệ xã hội, nghề nghiệp khác, các kỹ năng làm việc của nghề luật là những kỹ năng gắn với đặc trưng và môi trường nghề nghiệp, đồng thời là kết quả của quá trình đào tạo, ứng dụng, trải nghiệm kinh nghiệm làm nghề sâu sắc.

1- Nhận diện kỹ năng mềm trong nghề luật

Được nhận diện là kỹ năng tư làm việc và tương tác hiệu quả trong các mối quan hệ tô tụng, cung cấp dịch vụ pháp lý và quan hệ xã hội - nghề nghiệp khác, các kỹ năng làm việc của nghề luật là những kỹ năng gắn với đặc trưng và môi trường nghề nghiệp, đồng thời là kết quả của quá trình đào tạo, ứng dụng, trải nghiệm kinh nghiệm làm nghề sâu sắc, liên tục được kiểm chứng qua thực tiễn hành nghề, từ đó đúc rút, khái quát hóa thành kỹ năng mềm của người hành nghề luật. Những kỹ năng này vừa có điểm chung, vừa có những điểm đặc thù do sự tác động của từng vị trí công việc/chức danh từ pháp hay bổ trợ tư pháp.

Có nhiều ở quan điểm khác nhau về các kỹ năng mềm cụ thể cần thiết đối với nghề luật. Trong cuốn sách “Các kỹ năng mềm cho luật sư” của Luật sư Guiseppe Guisti (2008), qua phân tích và nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những đánh giá, nhận định về các kỹ năng mềm cần thiết cho sự thành công của nghề luật sư bao gồm:

Ở cấp độ cơ bản gồm có các kỹ năng như:

  • kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ;
  • kỹ năng giao tiếp bằng lời nói.

Ở cấp độ cao hơn gồm có các kỹ năng như:

  • kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh;
  • kỹ năng của một luật sư thành viên;
  • kỹ năng phát triển kinh doanh;
  • kỹ năng ủy thác;
  • kỹ năng nói chuyện trước công chúng;
  • kỹ năng quản trị thời gian và căng thẳng.

Tại Hoa Kỳ, nhiều khảo sát, nghiên cứu cũng xác định những kỹ năng mềm cụ thể quan trọng đối với nghề luật. Báo cáo MacCrate của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) được công bố vào năm 1992 đã nhận diện 10 kỹ năng cơ bản và các giá trị nghề nghiệp mà một luật sư cần nắm vững trước khi bắt tay vào thực hiện các công việc cho khách hàng, trong đó có một số kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc. Tại tọa đàm của Đoàn luật sư Pennsylvania năm 2015 các kỹ năng mềm đã trở thành chủ đề được trao đổi nhiều nhất và đều được đánh giá là yếu tố quan trọng để quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp của luật sư.

2- Các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề luật sư

Các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề luật sư đã được xác định trong buổi tọa đàm bao gồm: kỹ năng tự định hướng và tự động viên; kỹ năng học hỏi không ngừng; kỹ năng giao tiếp hiệu quả và kỹ năng thuyết phục; kỹ năng bình tĩnh xử lý vấn đề; kỹ năng suy nghĩ một cách có chiến lược về nhu cầu của khách hàng; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng quản lý dự án; kỹ năng xây dựng lòng tin; kỹ năng giải trình; năng quản trị rủi ro. Theo Bộ Tiêu chuẩn về Giáo dục pháp luật của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (bộ tiêu chuẩn hướng dẫn chính thức cho hoạt động đào tạo luật tại Hoa Kỳ), Tiêu chuẩn 304 - Khóa học và Lịch học thuộc Tiêu chuẩn và Quy định về Thủ tục Công nhận các Trường Đại học Luật của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA Standards and Rules for Approval of Law Schools 2018 - 2019), yêu cầu về chương trình đào tạo luật được quy định: Trường luật cần cung cấp cho mỗi sinh viên sự giảng dạy thích đáng về các nội dung và kỹ năng cần thiết, trong đó có một số kỹ năng mềm như kỹ năng phân tích và tư duy pháp lý, kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp bằng lời, kỹ năng viết.

Trên bình diện chung, những kỹ năng này phù hợp với đặc trưng của nghề luật, người làm nghề luật, dù ở vị trí công việc và chức danh nào thì cũng cần rèn luyện để có những kỹ năng mềm cơ bản như sau:

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Nhận diện kỹ năng mềm trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.22093 sec| 942.273 kb