Nhận thức chung về kỹ năng mềm trong nghề luật

13/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần lưu ý điều gì về kỹ năng mềm trong nghề luật

Có một số nhóm quan điểm cho rằng việc xem xét kỹ năng mềm trong nghề luật thiên về mặt kỹ thuật của hành động, theo đó, kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không tính đến kết quả của hành động.

1- Nhận thức chung về kỹ năng mềm trong nghề luật

Kỹ năng là vấn đề được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục trong và ngoài nước quan tâm dưới những cách tiếp cận khác nhau. Nhóm quan điểm thứ nhất xem xét kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật của hành động, theo đó, kỹ năng là phương tiện thực hiện hành động mà con người đã nắm vững, người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không tính đến kết quả của hành động. Nhóm quan điểm thứ hai xem xét kỹ năng như biểu hiện của năng lực, là khả năng thực hiện hoạt động. Từ góc độ nghiên cứu kỹ năng mềm, có thể kết hợp cả hai cách tiếp cận nêu trên để xác định kỹ năng vừa là mặt kỹ thuật của hành động, vừa là năng lực của cá nhân. Theo đó, kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào thực hiện hành động hay hoạt động trong điều kiện cụ thể để có kết quả theo mục địch đã đề ra. Trong các kỹ năng cần thiết của con người, “kỹ năng mềm” đang ngày càng giữ vai trò quan trọng.

Một thầy giáo giàu kinh nghiệm trong giảng dạy “Kỹ năng mềm” đã nói với học viên của mình rằng: “Mỗi cử chỉ của em sẽ bộc lộ con người em”. Tại thời điểm đó, người học viên chưa hiểu hết thông điệp sâu sắc mà người thầy muốn truyền tải nhưng sau đó không lâu, anh ta đã nhận ra tất cả những chuyển động vô thức của cơ thể cộng với vô số những hành vi và phản ứng mà con người vẫn sử dụng hàng ngày để tham gia vào các mối quan hệ xã hội đều đặc biệt có ý nghĩa. Một người sẽ trở nên thành công, đáng tin cậy và hấp dẫn, lôi cuốn người khác (dù là trong công việc hay cuộc sống) khi người đó biết vận dụng một cách thành thục “kỹ năng mềm”.

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và tương tác cao của nghề luật, mỗi cá nhân làm nghề khi hòa mình vào lao động nghề nghiệp cùng các quan hệ xã hội - nghề nghiệp thì “Kỹ năng mềm” mà họ thể hiện ra thế giới khách quan cho thấy một sự kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa kỹ năng chuyên môn A với kỹ năng ứng xử, ứng biến, vận dụng để hành vi xử sự trở nên “thông minh” về cảm xúc, phù hợp với yêu cầu công việc, qua đó gia tăng khả năng hoàn thành công việc trong bất kỳ tình huống, bối cánh, điều kiện nào của nghề luật.

2- Về lý thuyết, thuật ngữ kỹ năng mềm được quy định thế nào?

Về lý thuyết, “Kỹ năng mềm” là một thuật ngữ chỉ những kỹ năng có liên quan đến khả năng:

(i) Sử dụng ngôn ngữ (nói – cơ thể);

(ii) Hòa nhập xã hội;

(iii) Thể hiện thái độ và thực hiện hành vi ứng xử trong giao tiếp giữa cả nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm (team), giữa các nhóm với nhau... Kỹ năng mềm căn bản là những năng có liên quan đến việc “đưa con người vào sống, làm việc và tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức. Đó cũng chính là bản chất sự tồn tại của con người trong xã hội theo cách định nghĩa kinh điển “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Ngày càng có cơ sở để tin tưởng rằng, kỹ năng mềm giữ vai trò quan trọng làm nên thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Thế kỷ XXI là thế kỷ mà Ngân hàng Thế giới gọi là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy'. Các nhà nghiên cứu đánh giá để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Các quốc gia với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau đã tiến hành nghiên cứu, nhận diện và thực hiện các biện pháp cần thiết để nâng cao nhận thức về sự cần thiết của các kỹ năng mềm, kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Nhận thức chung về kỹ năng mềm trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.89703 sec| 942.32 kb