Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án và thẩm phán

28/12/2024
Lê Hằng Nga
Lê Hằng Nga
Việc thực hiện đúng chức năng của Chánh án và Thẩm phán góp ý quan trọng trong công việc nâng cao hiệu quả bảo vệ công lý và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan

1- Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của chánh án toà án được quy định tại các điều 27, 35, 42 và 47 LTCTAND năm 2014. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chánh án tòa án trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định:

 - Là người tiến hành tố tụng đứng đầu tòa án, chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của toà án, chánh án toà án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án như quyết định phân công thẩm phán, hội thẩm nhân của lưu ký toà án giải quyết vụ việc dân sự; đôn đốc việc giải quyết các vụ việc dân sự của thẩm phán v.v...;

- Tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật như ra các quyết định tố tụng theo thẩm quyền để giải quyết vụ việc dân sự; quyết định việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký toà án, người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Để chánh án toà án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong tố tụng dân sự có hiệu quả, BLTTDS năm 2015 đã quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của chánh án toà án tại các điều 47, 56, 141, 191, 197, 285, 329, 331, 340, 354, 358, 363 và một số điều luật khác. Ngoài ra, để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án khoản 2 Điều 47 BLTTDS năm 2015 còn quy định khi chánh án toà án vắng mặt thì một phó chánh án toà án được chánh án toà án uỷ nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án. Phó chánh án toà án phải chịu trách nhiệm trước chánh án toà án về nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: Dịch vụ đại diện theo ủy quyền giải quyết vụ việc đất đai

2- Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của thẩm phán được quy định trong LTCTAND, PLTP&HTTAND, như các điều 2, 65 LTCTAND năm 2014 và các điều 11, 12, 13, 14, 15 và 16 PLTP&HTTAND. Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán trong tố tụng dân sự do pháp luật tố tụng dân sự quy định:

- Thẩm phán là người tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu nên trong tố tụng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự;

- Lập hồ sơ vụ việc dân sự;

- Xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định;

- Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước phiên toà, phiên họp;

- Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trước phiên toà, phiên họp;

- Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và quyết định đưa việc dân sự ra giải quyết;

- Quyết định triệu tập cá nhân, cơ quan, tổ chức đến tham gia tố tụng;

- Tham gia hội đồng xét xử vụ án dân sự, hội đồng giải quyết việc dân sự;

- Đề nghị chánh án toà án phân công thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng;

- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật

- Phát hiện và đề nghị chánh án toà án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự khác theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự v.v..

- Việc thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng của thần phán có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của thẩm phán trong tố tụng dân sự đà được quy định cụ thể tại các điều 48, 99, 100, 101, 102, 111, 195 196, 198, 208, 210, 239, 247, 318, 320, 324 và một số điều luật khác của BLTTDS năm 2015.

Xem thêm: Dịch vụ đại diện theo ủy quyền giải quyết vụ việc đất đai

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án và thẩm phán của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án và thẩm phán có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án và thẩm phán

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18325 sec| 960.109 kb