Những điều cần biết về Thuế nhập khẩu và Thuế xuất khẩu

“Sự đầu tư vào kiến thức mới mang lại lãi suất cao nhất”

- Benjamin Franklin -

Những điều cần biết về Thuế nhập khẩu và Thuế xuất khẩu

Hiện nay, các hoạt động giao thương với các nước về hàng hóa ngày càng tăng lên, nhu cầu xuất nhập khẩu theo đó cũng được đầu tư phát triển hơn. Thuế xuất nhập khẩu đăng được điều chỉnh và quy định cụ thể trong Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016.

Liên hệ

I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1- Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan, là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam kể cả từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:

- Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

- Thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

2- Vai trò của thuế xuất nhập khẩu

Mục đích chính của việc đánh thuế xuất nhập khẩu là để bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch. Theo đó, thuế xuất nhập khẩu có những vai trò cơ bản sau đây:

- Là cơ sở để nhà nước có thể kiểm soát số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với thị trường Việt Nam.

- Góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.

- Góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.

- Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Giúp nhà nước cân bằng việc thanh toán quốc tế.

3- Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thứ nhất, chỉ những hàng hóa vận chuyển qua biên giới hợp pháp là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, những trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu bao gồm: Hàng hóa hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam, Hàng hóa hợp pháp theo quy định nhưng giao dịch không hợp pháp, Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hóa không hợp pháp.

Thứ hai, hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được mang qua biên giới:

- Các loại hàng hóa qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho… là đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu. Biên giới ở đây được hiểu là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài đều là biên giới theo pháp luật thuế.

- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới làm hàng hóa dịch chuyển qua biên giới Việt Nam do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và phải nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.

Thứ ba, thuế xuất khẩu nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hóa. 

Cuối cùng, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

4- Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng chịu thuế được quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 bao gồm các trường hợp sau đây:

(i) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

(ii) Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

(iii) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Theo đó, các đối tượng không áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:

- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

- Dầu khí trả thuế tài nguyên cho nhà nước khi xuất khẩu.

5- Đối tượng không chịu thuế

- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam.

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, tổ chức liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế, phi chính phủ…. Cho Việt Nam và ngược lại.

- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại nhưng chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan đó hoặc từ khu phi thuế quan này qua khu phi thuế quan khác.

- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.

6- Đối tượng nộp thuế

(i) Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu.

(ii) Tổ chức nhận ủy thác xuất, nhập khẩu hàng hóa.

(iii) Cá nhân có hàng hóa xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập cảnh, gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

(iv) Đại lý làm thủ tục hải quan được những đối tượng trên ủy quyền nộp thuế xuất, nhập khẩu.

(v) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế.

(vi) Tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

II- THUẾ NHẬP KHẨU

1- Giá trị tính thuế và thuế suất đối với thuế nhập khẩu

Về nguyên tắc, Việt Nam tuân theo hiệp định về xác định giá trị của WTO với một số điều chỉnh nhất định. Trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu thường dựa trên giá trị giao dịch (tức là giá đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa nhập khẩu, và trong một số trường hợp cụ thể sẽ có điều chỉnh liên quan đến các yếu tố chịu thuế và không chịu thuế). Trong trường hợp giá trị giao dịch không được chấp nhận thì các phương pháp khác để tính giá trị hải quan sẽ được sử dụng. Giá trị tính thuế của thuế nhập khẩu chính là giá thực tế phải trả khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên - giá CIF.

Biểu thuế suất thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu thường xuyên thay đổi, do đó Luật sư tư vấn cần thường xuyên cập nhật biểu thuế suất mới nhất. Thuế suất thuế nhập khẩu được chia thành 3 loại:

- Thuế suất thông thường. 

Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại quyết định số: 45/2017/QĐ-TTg. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

- Thuế suất ưu đãi: áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước áp dụng Quy chế tối huệ quốc (MFN, còn được gọi là quan hệ thương mại bình thường) với Việt Nam. Các mức thuế suất MFN phù hợp với các cam kết của Việt Nam đối với WTO và được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO.

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ những nước có hiệp định thương mại ưu đãi đặc biệt với Việt Nam có các hiệp định thương mại ưu đãi đặc biệt với các nước thành viên ASEAN và một số nước khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Chile, Úc, New Zealand...

Để có đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt, hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) phù hợp. Hàng hóa không có c/o hoặc có nguồn gốc từ các nước không thuộc diện được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu, thì sẽ chịu mức thuế suất thông thường (là thuế suất MFN cộng 50%).

2- Cách tính thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được tính dựa vào giá nhập tại cửa khẩu đầu tiên theo công thức như sau:

Thuế Nhập khẩu           =

Giá tính thuế Nhập khẩu x Thuế suất thuế Nhập khẩu

Trong đó:

- Giá tính thuế Nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, giá phải trả khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

- Thuế suất thuế Nhập khẩu có nhiều mức thuế khác nhau được quy định.

Ngoài thuế nhập khẩu, các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cũng sẽ chịu thuế Gía trị gia tăng (GTGT) (trừ trường hợp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo pháp luật về thuế GTGT), một số sản phẩm nhập khẩu còn phải chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt.

3- Miễn thuế với hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu cho các dự án nằm trong danh mục các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư và một số trường hợp khác được miễn thuế nhập khẩu. Có 20 loại hàng hóa thuộc danh mục được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Cụ thể:

(i) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phâmị máy moc, thiet bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đau the thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bẹnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài, máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để phục vụ thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập khác trong thời hạn nhất định để phục vụ công việc (trừ máy móc, thiêt bị tạm nhập tái xuất thuộc đối tượng được miên thuế theo quy đinh hoặc xét hoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC), thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuế nhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập.

(ii) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định.

(iii) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công theo hợp đồng được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.

(iv) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong định mức miễn thuế theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

(v) Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức.

(vi) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

(vii) Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

(viii) Việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhập Khẩu được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế công nghệ, đổi mới công nghệ.

(ix) Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo quy định đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, vãn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.

(x) Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.

(xi) Hàng hoá của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa theo quy định.

(xii) Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.

(xiii) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ.

(xiv) Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của một số dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

(xv) Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu.

(xvi) Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án ODA tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xuất khẩu khi tái xuất.

(xvii) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và linh kiện trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khu kinh tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

(xviii) Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định.

(xix) Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ.

(xx) Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế.

Một số trường hợp khác theo quy định.

4- Hoàn thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu đã nộp có thể được hoàn lại trong một số trường hợp, bao gồm:

- Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế không nhập khẩu;

- Nguyên liệu nhập khẩu chưa được sử dụng trong sản xuất và phải tái xuất cho chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang một nước thứ ba hoặc bán vào khu phi thuế quan;

- Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm.

II- THUẾ XUẤT KHẨU

1- Giá trị tính thuế và thuế suất đối với thuế xuất khẩu

Giá trị tính thuế của thuế xuất khẩu chính là là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) => giá FOB.

Để bảo vệ nguồn cung cấp hàng hóa và bình ổn giá trong nước, nhiều quốc gia đã áp dụng loại thuế suất dành riêng đối với hàng xuất khẩu để hạn chế việc xuất khẩu loại hàng hóa này. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định chi tiết đối với từng mặt hàng cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành. Biểu thuế sử dụng thuế suất tỷ lệ phần trăm (%), phân biệt theo mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động xuất khẩu

2- Cách tính thuế xuất khẩu

Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng: giá FOB và giá DAF được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng xuất khẩu.

+ FOB: Free on board - vận tải đường biển

+ DAF: Delivery at frontier - giao hàng trên bộ

(Không bao gồm chi phí vận tải (F-Freight) và bảo hiểm quốc tế (I-Insurance)).

[i] Đối với: Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

Thuế Xuất khẩu      = Số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu     x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị      x Thuế suất thuế Xuất khẩu

[ii] Đối với: Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối

Thuế Xuất khẩu      = Số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu     x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

3- Đối tượng chịu thuế

Chỉ có một số mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như cát, đá phấn, đá cẩm thạch, đá granit, quặng, dầu thô, lâm sản, và phế liệu kim loại... Mức thuế suất giao động từ 0% đến 40%. Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất (FOB - Free On Board), tức là giá bán của hàng hóa tại cảng đi như được ghi trong hợp đồng, không bao gồm cước vận chuyển và phí bảo hiểm.

4- Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu

- Hàng tạm nhập tái xuất và ngược lại để tham dự hội chợ, triển  lãm, giới thiệu sản phẩm, máy móc, thiết bị dụng cụ nghề nghiệp phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.

- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang ra nước ngoài theo quy định.

- Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài gia công.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những điều cần biết về Thuế nhập khẩu và Thuế xuất khẩu

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.99110 sec| 1163.469 kb