Những lưu ý để cuộc tranh luận thành công

25/06/2021
Những lưu ý để cuộc tranh luận thành công. Hãy biến các cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị, có tinh thần xây dựng, giúp các bên hiểu nhau hơn và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung. Mỗi người có những niềm tin khác nhau và bạn không nên coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn.

 

cuộc tranh luận

1- Những lưu ý để cuộc tranh luận thành công

Tôn trọng ý kiến của người khác

Mỗi người có những niềm tin khác nhau và bạn không nên coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai, cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng, bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu “Tất những gì tôi biết là ca đúng”. Bạn cũng có thể là người có nhận xét chưa thực sự đúng.

Đặt mình vào hoàn cảnh người khác: Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ.

Thừa nhận sai lầm: Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm, đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của sự thẳng thắn, dám nhận sai lầm của mình. Người khác không chỉ tôn trọng bạn hơn hẳn mà còn coi trọng ý kiến của bạn hơn trong tất cả các lần tranh luận sau. Hơn nữa, đối phương cũng sẽ nghĩ rằng về sau này, nếu họ sai lầm thì bạn cũng sẽ dễ dàng chấp nhận điều đó và bỏ qua. Mọi người thường có những so sánh liên tưởng kiểu như vậy và ai cũng thích những người rộng lượng.

Khởi động một cách nhẹ nhàng: Tất cả những cuộc tranh luận bắt đầu từ khi một người đưa ra những đòi hỏi. Vì thế, khi mở đầu một cuộc tranh luận bằng giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói, bạn sẽ khiến đối phương không cảm thấy bị tấn công để họ vẫn cảm thấy thoải mái. Mọi người đều có bản năng tự vệ, vì thế nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận một cách gay gắt sẽ khiến cho bản năng tự vệ của họ được tăng cường mạnh hơn mà thôi. Sự duyên dáng và nhẹ nhàng sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và công kích với bạn.

Dẫn dắt đối phương đồng ý với một trong các quan điểm của bạn: Cho dù nhỏ nhặt đến đâu, hãy cố gắng tìm ra một quan điểm chung với đối phương. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm rằng bạn là đối thủ của họ. Bằng cách đồng ý với đối phương, ngay cả với những sự thật hiển nhiên, bạn sẽ đem lại cho đối phương cảm giác rằng cả bạn và họ đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một kỹ thuật mang tính tâm lý,

Hãy để họ có cơ hội lên tiếng: Trong một cuộc tranh luận, hãy cố gắng lắng nghe. Bạn sẽ khó có thể có chiến thắng nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt và không cho người khác cơ hội được diễn đạt quan điểm của mình và được chia sẻ. Bạn hãy để họ nói nhiều hơn một chút. Thêm vào đó, khi họ càng nói nhiều thì họ càng có nhiều sơ hở. Vì thế, hãy lắng nghe, hãy tìm ra sự thực trong những tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình.

Đó không phải là ý kiến của bạn mà là của mọi người: Đây là một trong những kỹ năng cực kỳ hiệu nghiệm. Để dẫn dắt một cuộc tranh luận, bạn hãy tìm cách đưa đẩy cuộc đối thoại sao cho đối phương của bạn sẽ cảm thấy rằng những điều mà bạn muốn họ làm chính là ý tưởng của họ mà không phải sự áp đặt của bạn. Có thể khi công việc hoàn tất thì người đó sẽ nghĩ rằng đó là do ý tưởng của họ đúng. Tuy nhiên đây chỉ là một sự đánh đổi nhỏ bé với cái mà bạn đạt được là sự hoàn tất công việc và sự tâm phục khẩu phục của đối phương. Đó mới chính là điều cốt yếu nhất. Để đạt được điều này, bạn hãy nuôi dưỡng cho cuộc tranh luận tiến dẫn đến một kết quả tất yếu. Sau đó, bạn hãy để cho đối phương tự rơi vào “trận địa” bạn sắp đặt, hãy đưa ra kết luận trên cơ sở các ý tưởng của họ.

Hãy là người cởi mở và chân thành: Bạn không những phải hiểu rằng mọi người có những quan điểm khác nhau mà bạn cần phải đi xa hơn bằng cách cố gắng hiểu nguyên nhân dẫn đến những thái độ này. Vì thế hãy chân thành hỏi mọi người để hiểu rõ vì sao họ có những quan điểm như vậy? Vì tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm nên bạn cũng cần rộng lượng cho rằng đối phương sai lầm là điều có khả năng xảy ra. Hãy hiểu rõ họ và từ đó đề xuất quan điểm của mình.

2- Cảm thông với những mong muốn của đối phương

Hãy luôn nhớ rằng, trong lúc bạn mong muốn một điều gì đó từ phía đối phương thì đối phương cũng có những mong muốn tương tự bạn. Mọi người đều có những mong muốn của riêng mình. Nhận ra điều này, bạn có thể đưa nó vào cuộc tranh luận. Hãy đi tới điểm tranh luận rằng có những khả năng sẽ có lợi cho cả hai, đem lại tình thể thắng - thắng cho cả hai mà không nhất định phải có kẻ thua người thắng. Hãy tìm cách chứng minh rằng nếu làm theo cách của bạn, cả hai sẽ cùng có lợi.

Hãy thẳng thắn: Cân nhắc việc đưa ra các lý do về đạo đức khi lý giải quan điểm của mình. Ai cũng có lòng hướng 3 thiện và muốn làm những điều của bản thân mình và không ai phi đạo đức cả.

Thiết lập các luận cứ vững chắc: Hãy củng cố các lập luận của bạn, đưa vào các con số và sự kiện để tăng tính thuyết phục; đưa ra các ví dụ cụ thể và thực tiễn để minh hoạ cho quan điểm của bạn. Nếu lập luận của bạn hợp lý và đúng đắn thì sẽ không ai muốn phản đối. Hãy cố gắng sử dụng các minh họa nhìn thấy được vì chúng thường là thứ mà không ai có thể phản bác.

Đưa ra các thách thức: Hãy tìm cách thực hiện điều này khéo léo, tránh gây nghi ngờ.

Hãy tỏ ra điềm tĩnh: Một cuộc tranh luận thường làm nóng lên bầu không khí đối thoại. Một số cuộc tranh luận thường nảy sinh các xúc cảm không thể kim nén và các xúc cảm này sẽ dễ dàng bị bộc lộ. Vì thế, bạn hãy cố gắng giữ vững sự bình tâm và không để cho cảm xúc lấn át các luận điểm của mình. Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và kiên quyết trong quan điểm của mình nhưng hãy cố “uốn lưỡi” vài lần trước khi nói. Trò chơi này giúp bạn kiểm soát các cảm xúc, không để chúng bùng phát ra cùng với cuộc tranh luận. Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp, bám vào sự kiện và con số mà không phải cảm xúc.

Hãy biết dừng lại đúng lúc: Đây là điểm cuối cùng mà bạn cần chú ý. Khi đã cảm thấy đạt được mục đích hoặc khi nhận ra cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các quan hệ khác, hãy khôn ngoan là người chủ động chấm dứt cuộc tranh luận này. Biết cách dừng lại đúng lúc là điều những người khôn ngoan cần phải học và nắm vững.

Tại phiên tòa, Thẩm phán giữ vai trò là người điều khiển tranh luận. Kỹ năng tranh luận của Kiểm sát viên, Luật sư là khả năng vận dụng kiến thức pháp luật về nội dung, tố tụng và kiến thức bổ trợ khác tạo nên hoạt động sử dụng ngôn từ pháp lý của Kiểm sát viên, Luật sư một cách logic, linh hoạt và biến hóa, đưa ra luận điểm, luận cứ, luận Ba chứng chặt chẽ, phân tích lý lẽ có căn cứ, thuyết phục nhằm tìm ra lẽ phải, chứng minh sự đúng đắn và chân lý thuộc về mình, khẳng định hoặc phủ định vấn đề pháp lý nhất định nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và/hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Mục đích của việc tranh luận là Kiểm sát viên, Luật sư vận dụng kiến thức pháp luật và kiến thức bổ trợ khác nhằm khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề nào đó để đạt mục tiêu mình đưa ra, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và/hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

3- Những điều quan trọng phải nhớ trong cuộc tranh luận lập luận

Lập luận, tranh luận là kỹ năng không thể thiếu đối với những người làm việc, công tác trong lĩnh vực pháp luật. Để lập luận thành công, cần xác định luận điểm chính xác, minh bạch; tìm các luận cứ thuyết phục; lựa chọn phương pháp lập luận hợp lý và có phương pháp trình bày phù hợp.

Để tranh luận hiệu quả, cần có thái độ tôn trọng ý kiến của người khác, cởi mở, chân thành, đồng thời nhuần nhuyễn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, sử dụng thông tin một cách có hiệu quả. Hãy biến cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị, có tinh thần xây dựng, giúp các bên hiểu nhau hơn và cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung.

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3.Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

 

0 bình luận, đánh giá về Những lưu ý để cuộc tranh luận thành công

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.03208 sec| 966.555 kb