Những quan điểm để bị hại thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị

11/05/2021

 

Sau khi nghiên cứu kỹ bản án và các tài liệu , chứng cứ khác luật sư đưa ra quan điểm để bị hại thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm với bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong xét xử, bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện  có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

 

 

thẩm quyền kháng nghị Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Những quan điểm để bị hại thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị

 

 

Sau khi nghiên cứu kỹ bản án và các tài liệu , chứng cứ khác luật sư nhận định hành vi của các bị cáo Đỗ Văn H và Nguyễn Tất B đã thực hiện trong vụ án này là do nghi ngờ anh Nguyễn Cảnh M có thủ đoạn chiếm khách hàng của mình nên các bị cáo đã dùng vũ lực ngay tức khắc đối với anh M để yêu cầu nộp tiền phạt là 12.500.000 đồng . Hành vi đó của các bị cáo đã cấu thành tội “ Cướp tài sản ” chứ không phải tội “ Cưỡng đoạt tài sản ” như Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đối với các bị cáo Đỗ Văn H và Nguyễn Tất B. Ngoài ra , trong hồ sơ vụ án còn có những sai sót về tố tụng như : Trong quyết định đưa vụ án ra xét xử và biên bản phiên tòa KSV là ông Lê Đình P. Phiên tòa được hoãn sang ngày khác , nhưng đến ngày xét xử phiên tòa sau thì KSV lại là ông Đào Xuân D. Trong hồ sơ có 2 bản án cùng số và ngày xét xử . Theo bản án gốc ( có chữ ký của HĐXX ) thì đại diện VKS tham gia phiên tòa là ông Lê Đình P. Theo bản án chính thì KSV là ông Đào Xuân D. Vì vậy , không xác định được KSV tham gia phiên tòa là ông Lê Đình P hay ông Đào Xuân D. Với những phân tích nêu trên , luật sư đưa ra quan điểm để bị hại thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm với 2 căn cứ sau :

 

 

1. Bản án có hiệu lực pháp luật của TAND huyện TH có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong xét xử : Đó là quyết định đưa vụ án ra xét xử , tại phiên tòa và trong bản án gốc KSV là ông Lê Đình P nhưng tại bản án chính có chữ ký của chủ tọa phiên tòa thì KSV là ông Đào Xuân D. Do vậy, không xác định được KSV tham gia phiên tòa là ai ? Ông Lê Đình P hay ông Đào Xuân D?

 

 

2. Bản án sơ thẩm của TAND huyện TH có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật: Đó là, áp dụng sai điều luật của BLHS để kết tội bị cáo về một tội nhẹ hơn so với tội mà bị cáo đã thực hiện như phân tích nêu trên. Trường hợp cụ thể này , hành vi của bị cáo đã cấu thành tội “Cướp tài sản ” , nhưng bản án sơ thẩm lại chỉ kết tội bị cáo về tội nhẹ hơn là tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

 

 

Như vậy , có thể kết luận bản án của TAND huyện TH có 02 căn cứ để đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 371 BLTTHS năm 2015.

 

 

Tư vấn về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

 

 

- Tư vấn về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Luật sư cần giải thích cho khách hàng về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nhất là kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án. Từ đó, luật sư lưu ý khách hàng là bị hại nếu muốn thông báo (kiến nghị) người có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì bàn bạc, thống nhất sớm với luật sư để thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị, tránh tình trạng để hơn 01 năm mới thông báo thì hết thời hạn kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị. Nội dung kháng nghị theo hướng bất lợi cho người bị kết án không chỉ kháng nghị về TNHS mà cả về vấn đề dân sự trong vụ án. Vì Vị trường hợp khách hàng muốn kháng nghị duy nhất về vấn đề dân sự , luật sư cần giải thích cho khách hàng khoản 1 Điều 334 Bộ luật Tố dân sự năm 2015 về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm .

 

0 bình luận, đánh giá về Những quan điểm để bị hại thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.55296 sec| 930.516 kb