nội dung, mục đích yêu cầu của môn học và khái niệm nhà nước

"Chỗ kết thúc của pháp luật là nơi bắt đầu của chuyên chế".

- Peter

nội dung, mục đích yêu cầu của môn học và khái niệm nhà nước

Nhà nước là tố chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thỉ quyền lực, nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước và pháp luật một cách toàn diện nhất, khái quát nhất và cơ bản nhất nhằm tạo ra cơ sở, tiền đề tư tưởng khoa học cho các khoa học pháp lí khác nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn từng vấn đề của nhà nước và pháp luật.

Liên hệ

I- Nội dung của môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Hệ thống tri thức của ngành khoa học có thể được biên soạn thành nội dung chương trình phù họp để truyền đạt cho đối tượng người học nhất định, từ đó làm hình thành nên những môn học tương ứng. Trong điều kiện ngày nay, mỗi môn học có thể tương ứng và quan hệ gắn bó chặt chẽ với một hoặc nhiều ngành khoa học. Với tư cách là khoa học pháp lí cơ sở, nền tảng, có ý nghĩa phương pháp luận cho các khoa học pháp lí khác, từ lâu, khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đã được đưa vào chương trình đào tạo ở các bậc học từ trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành luật, từ đó hình thành môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật.

Trong hệ thống các môn học của các cơ sở đào tạo cử nhân luật học, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học pháp lí cơ sở, nền tảng cho các môn học khác. Nội dung chủ yếu của môn học này gồm các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, như: nguồn gốc, bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức của nhà nước; nhà nước trong hệ thống chính trị; nhà nước pháp quyền; nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức của pháp luật; quy phạm pháp luật; hệ thống pháp luật; quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; ý thức pháp luật...

Như vậy, nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật không bao gồm tất cả tri thức của khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, mà chỉ chứa đựng những tri thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của khoa học ấy. Toàn bộ nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật được thể hiện trước hết trong giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, được kết cấu thành các chưong, mục cụ thể, có mối quan hệ chặt chẽ, lôgíc và thống nhất với nhau.

Ngoài giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật còn được chứa đựng trong các tài liệu khoa học khác thuộc chuyên ngành khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật ở trong nước và ngoài nước, như sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn, bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, kỉ yếu hội thảo khoa học...

II- Mục đích, yêu cầu của môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của công tác đào tạo đại học luật và trên đại học luật, môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật có mục đích trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, chủ yếu, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, giúp người học có được phương pháp tư duy đúng đắn, khoa học về tất cả các vẩn đề của nhà nước và pháp luật, trên cơ sở đó, người học có thế tiếp tục học tập các môn học khác.

Với mục đích như vậy, môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đặt ra yêu cầu đối với nội dung môn học, người dạy và người học.

Đối với nội dung môn học, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tri thức khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, cần truyền bá cho người học trên cơ sở vừa tiếp thu những tri thức khoa học cũ đã được thực tế kiểm nghiệm, có tính ổn định, vừa bồi bổ thêm những tri thức khoa học mới là những thành tựu nghiên cứu mới ở trong nước và ngoài nước, mà các tri thức khoa học ấy phù họp với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của nước ta.

Đối với người học, cần chủ động, tự giác, tích cực tìm tòi, học tập, nghiên cứu dưới các hình thức và bằng những phương pháp thích họp, khoa học; phối kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành, giữa môi trường học tập trong nhà trường với môi trường học tập ngoài nhà trường; thường xuyên cải tiến phương pháp học tập, nghiên cứu.

Về phía người dạy, phải chủ động, tự giác, tích cực đề xuất ý kiến và thực hiện đổi mới, bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp nội dung giảng dạy; thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy theo phương châm kết hợp hài hoà các phương pháp truyền thống với những phương pháp hiện đại; không ngừng tự học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm đối với người học.

III- Khái niệm nhà nước

Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau về khái niệm nhà nước. Trải qua các thời đại khác nhau, nhận thức, quan điểm về vấn đề này ngày càng thêm phong phú. Tuy nhiên, do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, năng lực nhận thức khác nhau, lại bị chi phối bởi yếu tố lợi ích, quan điểm chính trị..., vì vậy có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước.

Aristote, nhà tư tưởng vĩ đại thời kì cổ đại, cho rằng, nhà nước là sự kết hợp của các gia đình. Đề cập nhà nước trong mối tương quan với quốc gia, một số tác giả cho rằng, nhà nước là một đơn vị chính trị độc lập, có một vùng lãnh thổ được công nhận là dưới quyền thống trị của nó. Cùng quan điểm trên, một số tác giả khác cho rằng nhà nước là “tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chỉnh quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thỉ pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình”. Tiếp cận nhà nước từ quan niệm về pháp luật và trật tự pháp luật, I. Kant cho rằng: “Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng pháp luật”; “Nhà nước là trong tư tưởng là cái gì đó phải phù hợp với các nguyên tẳc của pháp luật”) Cùng cách tiếp cận này, một số tác giả khác cho rằng, “Nhà nước hiểu theo nghĩa rộng là một tập hợp các thề chế nắm giữ những phương tiện cưỡng chế hợp pháp, thỉ hành trên một vùng lãnh thố được xác định và người dân sổng trên lãnh thổ đó được đề cập như một xã hội”.

Ăngghen khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước đã đề xuất một số quan niệm về nhà nước. Ông cho rằng, nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được, nhà nước là lực lượng ‘‘nảy sinh từ xã hội nhưng lại đứng trên xã hội”, “có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó trong vòng “trật tự”. Phát triển quan điểm của Ăngghen, nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc duy trì sự thống trị giai cấp, Lênin quan niệm: “Nhà nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gồm một nhóm người chỉ chuyên hay gần như chỉ chuyên, ha.y chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị”. Theo Lênin, nhà nước sinh ra để thực hiện sự thống trị giai cấp: “Nhà nước là bộ mảy dùng đế duy trì sự thong trị của giai cấp này đối với giai cấp khác”.Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, ông còn nhẩn mạnh: “Nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là bộ mảy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đổi với giai cấp khác”.

1- Nhà nước có quyền lực đặc biệt (quyền lực nhà nước)

Để tồn tại và duy trì các hoạt động, nhà nước cũng như các tổ chức xã hội khác đều cần có quyền lực. Quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước nhờ đó các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của nhà nước. “Khả năng” của nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất, uy tín của nhà nước trong xã hội hay khả năng vận động quần chúng của nó... Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể của quyền lực, các cá nhân, tổ chức trong xã hội là đối tượng của quyền lực ấy, họ phải phục tùng ý chí của nhà nước. Quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các thành viên cũng như các cơ quan của nó, trong đó thành viên phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội, vì vậy, quyền lực nhà nước là quyền lực đặc biệt, bao trùm đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện quyền lực nhà nước, có một lớp người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, tổ chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, họp thành bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương.

2- Nhà nước thực hiện việc quản lí dân cư theo lãnh thố

Các tổ chức xã hội rất đa dạng, phức tạp, được hình thành và duy trì dựa trên những điều kiện xã hội khác nhau, có thể là quan hệ huyết thống, giới tính, độ tuổi, quan điểm chính trị... Trong khi đó, nhà nước lấy việc quản lí dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát. Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính... cứ sống trên một địa vực nhất định thì chịu sự quản lí của một nhà nước nhất định và do vậy, họ thực hiện quyền và nghĩa vụ trước nhà nước theo nơi mà họ cư trú.

Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nhà nước, mỗi cách tiếp cận xây dựng nên khái niệm nhà nước với ý nghĩa riêng, phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng. Điều này cũng chứng tỏ, nhà nước là một hiện tượng đa dạng, phức tạp, khái niệm nhà nước có nội hàm phong phú, có tính đa diện, đa chiều.

Là một hình thức tổ chức của con người, nhà nước không đồng nhất với xã hội, nó chỉ là một bộ phận của xã hội. Nhà nước bao gồm những người không tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp, nó được tổ chức ra để quản lí xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội. Sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước được xem như cơ quan quyền lực tối cao của xã hội nhưng lại bị chi phối bởi những kẻ mạnh, lực lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện việc điều hành các hoạt động chung của xã hội, vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình.

Nhà nước cũng không hoàn toàn đồng nhất với quốc gia, nó chỉ là một trong ba yếu tố hợp thành quốc gia. Mặc dù nhà nước và pháp luật có sự gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, tuy nhiên đó là hai hiện tượng khác nhau, do vậy về mặt nhận thức, không thể đồng nhất nhà nước và pháp luật.

Từ những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa: Nhà nước là tố chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội đế chuyên thực thỉ quyền lực, nhằm tổ chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

3- Nhà nước thực thi chủ quyền quốc gia

Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lí, nó thể hiện quyền quyết định tối cao và độc lập, tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kì cá nhân, tổ chức nào trong nước cũng như các nhà nước khác, các tổ chức quốc tế. Trong các xã hội không có dân chủ, chủ quyền quốc gia thuộc về nhà nước. Trong điều kiện của xã hội dân chủ, quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước thay mặt nhân dân tổ chức thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

4- Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lí xã hội

Pháp luật là quy tắc ứng xử của con người trong đời sống cộng đồng. Nhà nước là tổ chức đại diện cho xã hội, thay mặt xã hội ban hành pháp luật, cung ứng cho xã hội một loại quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật, đồng thời, với tư cách là người có sứ mệnh tổ chức và quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, nhà nước phải sử dụng pháp luật, dựa vào pháp luật, là phưong tiện đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lí xã hội. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Luật sư: Nguyễn Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý luận chung về NN&PL - Đại Học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về nội dung, mục đích yêu cầu của môn học và khái niệm nhà nước

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.39174 sec| 1119.742 kb