Nội dung thực hiện và bảo vệ quyền hôn nhân và gia đình

20/10/2024
Lê Hằng Nga
Lê Hằng Nga
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, pháp luật quy định quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

1. Thực hiện quyền hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào các nguyên tắc chung của luật

Thực hiện pháp chế, yêu cầu đạo đức xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc cuộc sống,... Nó có những đặc điểm riêng:

Thứ nhất là các quyền đó tồn tại cùng với sự tồn tại của gia đình, nó biểu hiện cụ thể trong gia đình. Luật pháp không quy định rằng khi thực hiện các quyền đó thì chủ thể phải tính đến hậu quả đối với gia đình. Nhưng từ nhiều quy phạm pháp luật ta có thể suy ra điều đó (quy định ở Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Nguyên tắc là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc), trong từng trường hợp cụ thể pháp luật quy định sự cần thiết thực hiện vì lợi ích của gia đình. Ví dụ, khả năng tăng phần tài sản của vợ (chồng) khi chia tài sản nếu bên kia trốn tránh trách nhiệm hoặc sử dụng tài sản làm tổn hại đến quyền lợi của gia đình.

Luật pháp còn quy định hạn chế khả năng thực hiện quyền ly hôn của người chồng trong thời gian vợ có thai, sinh con hoặc lúc con chưa đầy mười hai tháng tuổi (Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Thứ hai, người chưa thành niên là chủ thể đặc biệt của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo những đặc tính tâm sinh lí của mình, các chủ thể đặc biệt này không có khả năng hoạt động phù hợp với lợi ích của bản thân, Vì thế mà phải giữ gìn và bảo vệ lợi ích đó bằng phương pháp đặc biệt. Luật pháp quy định giới hạn việc thực hiện các quyền của chủ thể trong trường hợp không được làm tổn hại đến lợi ích của con chưa thành niên.

Thứ ba, việc sử dụng các quyền chủ thể và thực hiện nghĩa vụ có thể bằng hành động. Vì dụ, vợ chồng sử dụng quyền nhân thân của mình (xác định chỗ ở, nghề nghiệp, việc làm...), thì nghĩa vụ của người thứ hai (vợ hoặc chồng) là tránh các hành vi làm cản trở việc sử dụng quyền đó. Một số quyền trong quan hệ hôn nhân và gia đình chỉ có thể sử dụng (thực hiện) biện pháp giáo dục. Để làm được việc đó, cần phải hoàn thành một cách tích cực, có hệ thống toàn bộ hành vi (việc đưa con đến trường, kiểm tra kiến thức, giúp đỡ, trông con lúc dạo chơi...).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

2. Việc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ hôn nhân và gia đình tiến hành bằng nhiều biện pháp: khuyến khích, khen thưởng và cưỡng chế bằng pháp luật

- Việc khuyến khích nhằm đảm bảo cho công dân có quyền tích cực sử dụng các quyền đó. Ví dụ, các biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần đối với các bà mẹ.

- Với các biện pháp khen thưởng, Nhà nước và xã hội thể hiện ở sự công nhận đối với công dân khi người đó sử dụng (thực hiện) một cách tích cực quyền của mình trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nó có ý nghĩa xã hội to lớn.

Giữa các biện pháp khuyến khích và khen thưởng không có một giới hạn rõ rệt. Thường thường biện pháp khen thưởng không mang nét đặc trưng mà giống như biện pháp khuyến khích.

Chế tài Luật Hôn nhân và gia đình - là hậu quả của hành vi có lỗi trái với pháp luật do luật pháp Về hôn nhân và gia đình quy định. Hậu quả đó có thể là huỷ việc kết hôn trái pháp luật (từ Điều 10 đến Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014); hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Trong một số trường hợp, hậu quả áp dụng giống với chế tài nhưng với người không có lỗi thì đó không phải là chế tài (Ví dụ, giao con cho người khác giám hộ khi cha mẹ bị bệnh hiểm nghèo).

Nhằm tăng cường tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của pháp luật, việc bảo vệ quyền hôn nhân và gia đinh có thể bằng các biện pháp pháp luật khác; Ví dụ như bằng Luật hình sự, Luật hành chính, Luật lao động, Luật dân sự (ví dụ như cấm đuổi việc phụ nữ với lí do mang thai, phụ nữ nuôi con, phụ nữ có con dưới một tuổi, hoặc có thể hạn chế năng lực hành vi những người do nghiện rượu, nghiện ma tuý mà bỏ mặc gia đình trong hoàn cảnh khó khăn).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nội dung thực hiện và bảo vệ quyền hôn nhân và gia đình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19828 sec| 954.516 kb