Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Minh phân trách thành" (Phân biệt rõ ràng mối quan hệ vua tôi, thiên tử dùng quyền uy của mình đôn đốc bề tôi làm tròn chức trách, hoàn thành công việc).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Theo Hàn Phi Tử, người làm vua không thể ngăn cấm bề tôi, mà chỉ biết bó buộc ước thúc bản thân mình, đó gọi là bị động. Nhà vua không thể chỉnh trị bề tôi mà chỉ có thể tự kiểm điểm bản thân, đó gọi là hỗn loạn. Nhà vua không biết tiết chế bề tôi, mà bản thân mình phải tự tiết kiệm, đó gọi là bần cùng.
Nếu nhà vua không phân biệt rõ ràng danh phận, quyền hạn giữa nhà vua và bề tôi, không dùng pháp lệnh đôn đốc bề tôi hoàn thành chức trách của mình, ngược lại lại dùng phương pháp “bản thân tự làm, đích thân chỉ huy” cai trị thần dân, thì đã làm việc ngốc nghếch,
“Phân minh” là phân biệt rõ ràng thân phận chức trách của nhà vua và bề tôi. “Trách thành” là nhà vua phải dùng chức quyền của mình đôn đốc bề tôi hoàn thành trọng trách của mình.
Nếu nhà vua không phân biệt rõ ràng danh phận, quyền hạn giữa nhà vua và bề tôi, không dùng pháp lệnh đôn đốc bề tôi hoàn thành chức trách của mình, ngược lại lại dùng phương pháp “bản thân tự làm, đích thân chỉ huy” cai trị thần dân, thì đúng là đã làm việc ngốc nghếch, giống như “Tề Cảnh có xe không ngồi, lại dùng hai chân để chạy".
“Phân minh” là phân biệt rõ ràng thân phận chức trách của nhà vua và bề tôi. “Trách thành” là nhà vua phải dùng chức quyền của mình đôn đốc bề tôi hoàn thành trọng trách của mình. Hàn Phi Tử cho rằng, tác dụng của pháp trị luôn luôn lớn hơn đức hoá, làm chính trị bắt buộc phải dùng pháp trị.
Cho nên, nhiệm vụ quan trọng của thiên tử không phải là tu thân, cūng không phải là tự làm mọi việc, thi hành đức hoá, mà phải duy trì được địa vị thần thánh của mình, dựa vào pháp luật để thực hiện chức quyền thần thánh của mình, đi đôn đốc bề tôi làm tròn chức trách của họ. Đây chính là mưu lược “minh phân trách thành” của Hàn Phi Tử.
Quan niệm bài xích hoàn toàn đức hoá cũng không tránh khỏi thiên vị, nhà vua lấy mình làm gương cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với xã hội. Nhưng Hàn Phi Tử lại nhấn mạnh pháp trị, không tán thành cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu đất nước đi lo nghĩ mưu tính từ những chuyện nhỏ nhặt cụ thể, cũng có ý nghĩa rất thiết thực.
Tề vương thích mặc đồ màu tím, vì thế người nước Tề đều thích mặc y phục màu tím. Từ đó dẫn đến chuyện, ở nước Tề, nǎm súc vải chưa nhuộm màu cũng không đổi lấy được một súc vải màu tím.
Tề vương cũng buồn phiền vì chuyện vải vóc màu tím quá khan hiếm.
Thái phó khuyên Tề vương: Trong Thi kinh - Tiểu nhã - Tiết Nam sơn có viết: “Nhà vua không tự mình cố gắng làm việc, không đích thân chỉ huy, thì dân chúng sẽ không tin tưởng”. Bây giờ, đại vương muốn dân chúng không mặc vải tím, thì chỉ cần lúc lên triều đại vương không mặc đồ tím nữa là được. Nếu quần thần có mặc vải tím vào triều, đại vương cứ nói: Tránh xa ra một chút! Ta ghét mùi của vải vóc màu tím.
Tề vương làm y như thế, đến ngày thứ hai, trong triều không còn ai mặc y phục màu tím nữa. Trong tháng đó, trong kinh thành không còn ai mặc đồ màu tím. Trong năm đó, trong cả nước không còn ai mặc đồ màu tím.
Vua nước Trâu thích đội mũ dài, nên kẻ hầu người hạ bên cạnh ông đều đội mũ dài, vì vậy giá mũ dài trở nên rất đắt.
Vua nước Trâu buồn rầu hỏi người hầu, người hầu của ông nói: Ngài thích đội mũ dài, nên phần lớn người dân cũng đội mũ dài, dẫn đến việc giá cả mũ dài bị đẩy lên cao.
Nghe vậy, vua nước Trâu tự mình từ bỏ thói quen đội mũ dài trước, sau đó ông đi tuần thú, người dân trong nước trông thấy nhà vua không đội mũ dài nên cũng không sử dụng mũ dài nữa.
Hàn Phi Tử đưa ra hai ví dụ này giải thích tư tưởng “minh phân trách thành” từ mặt trái. Mặt trái của “phân minh trách thành” chính là tư tưởng “đức hoá” của Nho gia, Kinh thi từng nói: “Bất cung bất thân, thứ dân bất tín” (Không tự mình làm, thần dân không tin theo). Tề vương buồn phiền vì chuyện vải vóc màu tím quá đắt đỏ khan hiếm, không biết phải làm sao. Thái phó cho rằng, chỉ cần Tề vương đi đầu làm gương, không mặc y phục màu tím nữa là được. Tề vương nghe theo, quả thật đạt được mục đích như mình mong muốn. Nhưng như vậy có thật sự tốt không [?].
Theo Hàn Phi Tử, người làm vua không thể ngăn cấm bề tôi, mà chỉ biết bó buộc ước thúc bản thân mình, đó gọi là người bị động. Nhà vua không thể chỉnh trị bề tôi mà chỉ có thể tự kiểm điểm bản thân, đó gọi là hỗn loạn. Nhà vua không biết tiết chế bề tôi, mà bản thân mình phải tự tiết kiệm, đó gọi là bần cùng. Vì thế, Tề vương nên lựa chọn phương pháp đỡ tốn sức và có hiệu quả hơn là “minh phân trách thành”.
Hàn Phi Tử cũng có những bình luận tương tự như vậy về vua nước Trâu: Nhà vua không thể lựa chọn phương pháp ban bố mệnh lệnh, quy định chuẩn mực đội mũ cho dân chúng noi theo, ngăn cấm họ sử dụng mũ dài, việc bản thân ông không đội mũ khi đi tuần thú để làm gương cho người dân là cách hạ thấp bản thân để cai trị dân chúng. Vua nước Trâu hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp “minh phân trách thành” vừa giữ được thể diện, thoả mãn niềm yêu thích, lại vừa đảm bảo giới hạn giá mũ dài ở một con số nhất định.
Phù bất minh phân, bất trách thành, nhi dĩ “cung thân” vị hạ, thả vi “hạ tẩu”, “thùy ngoạ”.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm