Pháp luật - Pháp quy - Pháp chế - Pháp trị - Pháp quyền, sự khác biệt

"Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất".

Aristotle, 384 TCN - 322 TCN, nhà triết học, bác học Hy Lạp cổ đại

Pháp luật - Pháp quy - Pháp chế - Pháp trị - Pháp quyền, sự khác biệt

Pháp luật, pháp quy, pháp chế, pháp trị, pháp quyền, có nguồn gốc từ Hán Việt: [1] Pháp (tiếng Trung: 法), nghĩa phổ biến: pháp luật; [2] Luật (tiếng Trung:律), nghĩa phổ biến: quy tắc, luật; [3] Chế (tiếng Trung: 制), nghĩa phổ biến: hệ thống; [4] Quy (tiếng Trung: 規), nghĩa phổ biến: quy tắc, quy chế; [5] Trị (tiếng Trung: 治), nghĩa phổ biến: cai trị; [6] Quyền (tiếng Trung: 權), nghĩa phổ biến: quả cân, quyền lợi; [7] Pháp trị (tiếng Trung: 法治), nghĩa phổ biến: chế độ trị lý căn cứ trên pháp luật; [8] Pháp chế (tiếng Trung: 法制), nghĩa phổ biến: hệ thống pháp lý; [9] Pháp quy (tiếng Trung: 法規), nghĩa phổ biến: luật lệ, phép tắc phải theo. [10] Pháp quyền: không có từ Hán Việt tương ứng. 

Liên hệ

I- PHÁP CHẾ

1- Định nghĩa pháp chế

Pháp chế hiểu theo nghĩa: là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất các các līnh vực của đời sống xã hội. 

Theo nghĩa này, người ta có thể phân biệt pháp luật và pháp chế một cách rõ ràng bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyển ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, còn pháp chế là tình trạng xã hội khi pháp luật được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, cũng do đó có thể nói đến đời sống pháp chế, tình trạng pháp chế của một nuớc. 

Pháp chế hiểu theo nghĩa: là toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống thực tiễn của pháp luật. Theo nghĩa này pháp chế bao gồm hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

Pháp chế là thành tố ghép: để xác định tính chất, mối quan hệ với pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn, xây dựng, thẩm tra, tuyên truyền, thi hành pháp luật như Ủy ban pháp chế của Chính phủ (thời kì trong Chính phủ chưa có Bộ Tư pháp), Vụ pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ; Ban pháp chế, phòng pháp chế, cán bộ pháp chế trong nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác nhau.

2- Pháp chế tư sản

Pháp chế tư sản hiểu theo nghĩa: là tình trạng tôn trọng và thực hiên pháp luật trong xã hội tư bản.

Theo nghĩa này, pháp chế tư sản bao gồm những nội dung cơ bản: 1) Yêu cầu đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp. Ðể đảm bảo nguyên tắc này, ở các nhà nước tư sản thành lập toà án hiến pháp (hoặc hội đồng bảo hiến) để xem xét tính hợp hiến của các luật và các văn bản do tổng thống hoặc Chính phủ ban hành (như Italia, Ðức, Pháp).

Ở Mỹ, các cơ quan toà án có quyền giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật. (1) Tối cao pháp viện có quyền tuyên bố bất kì một đạo luật là vi hiến và làm vô hiệu đạo luật đó; (2) Các cơ quan nhà nước, các quan chức, công chức nhà nước đều phải chịu sự giám sát của pháp luật. Các hệ thống cơ quan nhà nước đều có thiết chế giám sát bên trong và bên ngoài; (3) Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật.

Ðể xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, nhà nước tư sản đã tổ chúc hệ thống toà án độc lập với các cơ quan lập pháp và hành pháp, các thẩm phán thường được bổ nhiệm suốt đời và chỉ bị bãi nhiệm vì lí do sức khỏe hoặc vì vi pham pháp luật. Ngoài ra, nhà nước tư sản còn có một bộ máy cảnh sát chuyên nghiệp được trang bị hiện đại làm công cụ cưỡng chế khi cần thiết dể đảm bảo pháp luật được thi hành. 

Pháp chế tư sản ra đời là một bước tiến bộ lớn trong tổ chức, quản lí đời sống xã hội một cách trật tự, an toàn, trực tiếp phục vụ lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản cầm quyền, đồng thời, cūng có tác dụng tích cực nhất định trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Việc đấu tranh đòi thực hiện pháp chế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh, dân chủ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.

3- Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa: hiểu là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. 

Một nguyên tắc cơ bản ở tầm hiến định được ghi nhận tại Điều 12 Hiến pháp năm 1992: “ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lí theo pháp luật”. Nội dung của quy định đã bao hàm khá đầy đủ các phương diện của pháp chế xã hội chủ nghīa.

Pháp chế xã hội chủ nghīa ra đời cùng với sự xuất hiện nhà nước của giai cấp vô sản. Để có pháp chế, truớc hết là phải có pháp luật và là một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh và chỉ có thể nói là có pháp chế, khi việc tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật trở thành một đòi hỏi, một yêu cầu có tính nguyên tắc được bảo đảm để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều biết và phải tôn trọng, tuân theo, chấp hành pháp luật trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai có đặc quyền không tôn trọng, tuân theo, chấp hành pháp luật. Như vậy, pháp luật và pháp chế không phải là một nhưng lại có quan hệ khăng khít với nhau.

Pháp luật phải được ban hành đầy đủ và chỉ khi pháp luật đó đuợc tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh thì mới có pháp chế. Tuy nhiên, cũng không hệ thống pháp luật, với các quy định đẩy đủ, hoàn chỉnh, được chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để thì xuất hiện pháp chế, mà phải là pháp luật thừa nhận mọi quyền công dân cơ bản, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thể chế hoá các quyền tự do, dân chủ của công dân, của mọi người thành các chế định pháp luật và có cơ chế bảo đảm để được mọi người tôn trọng, tuân theo. Cũng vì vậy, pháp chế gắn liền hữu cơ với các chế định pháp luật về các quyền tự do, dân chủ của công dân. Dân chủ trở thành môt thành tố quan trọng bậc nhất của pháp chế. 

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là môt nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt đông của hệ thống chính trị, của nhà nuớc xã hội chủ nghīa gắn liền với tên tuổi của V.I. Lênin, người đầu tiên đã chỉ ra tính bức thiết của yêu cầu thực hiện một nền pháp chế chặt chẽ trong tiến trình đấu tranh xây dựng một xã hội mới: “nNu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ rằng, người ta sẽ tức khắc biết làm việc cho xã hội mà không cần có quy tắc pháp luật nào cả”

Pháp chế xã hội chủ nghĩa, để tồn tại và phát huy, đòi hỏi phải được vận hành trong trạng thái được đảm bảo bằng một loạt yêu cầu cơ bản và yêu cầu hàng đầu là tính tối cao của Hiến pháp, luật Hiến pháp, luật kết tinh quyền lực của Quốc hội phải được tôn vinh, giữ vị trí thượng tôn trong hệ thống pháp luật và cả trong hoạt động của các cơ quan nhà nuớc, các tổ chức xã hội và trong các xử sự của công dân và đây là cơ sở bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong quy mô toàn quốc.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa không tồn tại theo vùng, theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc pháp chế trung ương, pháp chế địa phương. Pháp chế xã hôi chủ nghĩa chỉ có một, pháp chế là thống nhất, thể hiện quyền lực nhà nước thống nhất. Ðồng thời, xét từ chức năng, hiệu lực tác động, phát huy lên các chủ thể quan hệ pháp luật khác nhau trong sự chấp hành, tuân thủ, tôn trọng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghīa đề ra các yêu cầu có phần phân biệt khác nhau đối với các chủ thể quan hệ pháp luật khác nhau là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các công dân.

Ðối với cơ quan nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, luật, các văn bản pháp luật khác vốn là sự thể hiên trực tiếp thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan và quy chế công chức đối với từng nhân viên. 

Ðặc trưng rõ nét đối với cơ quan, nhân viên nhà nước là tổ chức thực thi quyền lực nhà nước. Xét về mặt đó, họ cũng là những thành viên bình đẳng của một cộng đồng là nhân dân làm chủ xã hội, nhưng lại có những ưu thế rõ nét: có sẵn quyền lực nên có khả năng tác động, chi phối những người khác, nhất là khi có quan hệ, cần đến họ. Thể hiện bản chất dân chủ trong thực thi quyền lực nhà nước với sự khẳng định đó không phải là một thứ quyền sẵn có, bẩm sinh mà do được nhân dân giao với một sự uỷ thác rõ ràng, phải được thực thi trong những khuôn viên do pháp luật định theo tinh thần phụ trách trước dân và chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép; quyền năng đó luôn luôn có hạn, là quyền hạn.

Đồng thời, không chỉ phải nêu cao tinh thẩn phụ trách truớc dân mà cơ quan nhà nước, công chức phải nêu gương tôn trọng, chấp hành pháp luật, giữ nghiêm phép nước và được khuyến khích, khích lệ trong việc tận tụy phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đuợc giao. 

Ðối với các tổ chức xã hội, yêu cầu mà pháp chế xã hội chủ nghīa đặt ra có phân hơi khác. Mỗi tổ chức xã hội, phù hợp với tôn chỉ, mục đích khi thành lập thường đều có chính cương, điều lệ, nội quy và khi được nhà nước phê chuẩn, công nhận đều tổ chức và hoạt động theo các văn bản đó. Chúng có giá trị như một thứ "nội luật” của từng tổ chức xã hội. Nhà nước, xã hội không những không can thiệp, hoàn toàn tôn trọng tổ chức, hoạt động mà còn khuyến khích, cổ vũ họ phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của mình trong đời sống đất nuớc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tham gia quán lí nhà nước. Yêu cầu đặt ra từ phía pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với từng tổ chức xã hội là hoạt động theo đúng điều lệ và duy trì trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật. Mọi hành động "vượt rào" từ phía các tổ chức xã hội đều là sự vi phạm pháp chế xã hội chủ nghīa, không những không được hoan nghênh mà còn có thể bị xử lí nghiêm khắc.

Ðối với các công dân, yêu cầu được đặt ra lại phải được xem xét từ một bình diện khác. Mỗi cá nhân - công dân là thành viên bình đẳng của một cộng đồng là nhân dân đang làm chủ xã hội bằng nhà nuớc, bằng pháp luật. Khi pháp chế trở thành nguyên tắc chỉ đạo, quán xuyến mọi mặt đời sống xā hội thì mỗi cá nhân - thành viên của công đồng phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ ứng xử của mình. Mỗi cá nhân - công dân, thành viên bình đẳng của cộng đồng làm chủ xã hội được hưởng, sử dụng các quyền công dân rộng rāi, các quyền con người chân chính: các quyền tự do, dân chủ, quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Nhưng địa vị làm chủ không phải chỉ để hưởng quyền mà hưởng quyển thì phải làm nghīa vụ: có quyền làm chủ và có nghīa vụ làm chủ, vì quyền đi liền với nghĩa vụ. Thực hành pháp chế trở thành một tiêu chí không thể thiếu của tư cách công dân - thành viên bình đẳng của cộng đồng nhân dân làm chủ xã hội. Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghīa, tuy đề ra những yêu cầu như có vẻ khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một. Tất cả các chủ thể của các·quan hệ xã hội phải lấy pháp chế làm nguyên tắc chỉ đạo cho mình và từ vị trí của mình trong guồng máy xã hội phải ra sức thực hành pháp chế, gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật, tích cực, thực sự góp phần xây dựng nhà nuớc.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa khi được xác lập như một hiện thực, một trạng thái xã hội, có sức mạnh như một lực lượng vật chất trực tiếp góp phần thiết lập trật tự kỉ cương, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhưng pháp chế xã hội chủ nghīa không thể tồn tại một cách tự thân, mà là sản phẩm của một xã hội·tạo dựa trên những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết cho sự ra đời.

II- TRA CỨU TỪ HÁN VIỆT

1- Pháp - từ Hán Việt

Pháp, tiếng Trung Quốc: 法, nghĩa phổ biến tiếng Việt là: pháp luật. Một số trường hợp thường dùng của từ Pháp:

(i) Pháp (danh từ): luật, hình luật, lệnh luật, chế độ, như: pháp luật (法律) - điều luật phải tuân theo; pháp lệnh (法令) - pháp luật và mệnh lệnh; hôn nhân pháp (婚姻法) luật hôn nhân.

(ii) Pháp (danh từ) kiểu mẫu, nguyên tắc, như: văn pháp (文法) - nguyên tắc làm văn; ngữ pháp (語法) - quy tắc về ngôn ngữ; thư pháp (書法) - phép viết chữ.

(iii) Pháp (danh từ): cách thức, đường lối, như: phương pháp (方法) - cách làm, biện pháp (辦法) - đường lối, cách thức.

(iv) Pháp (danh từ): đạo lý Phật giáo, như: Phật pháp (佛法) - lời dạy, giáo lý của đức Phật; thuyết pháp (說法) - giảng đạo. 

(v) Pháp (động từ): bắt chước, như: sư pháp (師法) - bắt chước làm theo; hiệu pháp (效法) - phỏng theo, bắt chước.

(vi) Pháp (động từ): giữ đúng phép, tuân theo luật pháp.

(vii) Pháp (tính từ): dùng làm khuôn mẫu, như: pháp thiếp (法帖 thiếp làm mẫu để tập viết.

(viii) Pháp (tính từ): phép, có khuôn phép nhất định để cho người tuân theo được gọi là pháp, như pháp điển (法典) - bộ luật pháp; pháp quy (法規) khuôn phép; pháp luật (法律) - phép luật.

2- Luật - từ Hán Việt

Luật, tiếng Trung Quốc:, nghĩa phổ biến tiếng Việt là: quy tắc, luật. Một số trường hợp thường dùng của từ Luật:

(i) Pháp (danh từ): phép tắc, pháp lệnh, như: “pháp luật” 法律. 

(ii) Pháp (danh từ): cách thức, quy tắc, như “định luật” 定律, quy tắc đã định. 

(iii) Pháp (danh từ): luật “Dương” 陽, một trong mười hai luật của âm nhạc cổ Trung Quốc. 

(iv) Pháp (danh từ): tiết tấu, như: “âm luật” 音律, “vận luật” 韻律. 

(v) Pháp (danh từ): gọi tắt của “luật thi” 律詩 ,luật thơ, như: “ngũ luật” 五律 - luật thơ năm chữ, “thất luật” 七律 - luật thơ bảy chữ.

(vi) Pháp (động từ): kiềm chế, ước thúc. 

(vii) Pháp (động từ): Tuân theo, tuân thủ.

(viii) Pháp (danh từ): Luật phép, như quân luật 軍律 phép quân, hình luật 形律 - luật hình

(ix) Luật (pháp), quy luật: 法律 Pháp luật; 定律 Định luật; 紀律 Kỷ luật; Luật (thơ) 律詩 Thơ luật.

3- Chế - từ Hán Việt

Chế, tiếng Trung Quốc: 制, nghĩa phổ biến tiếng Việt là: hệ thống. Một số trường hợp thường dùng của từ Chế: 

(i) Chế (danh từ): phép chế, phép gì đã đặt nhất định, như: pháp chế (法制); chế độ (制度) - thể lệ chuẩn tắc nhất định phải tuân theo.

(ii) Chế (danh từ): lời của vua nói, như: chế thư (制書), chế sách (制策).

(iii) Chế (động từ): làm, như: chế lễ tác nhạc (制禮作樂) - chế làm lễ nhạc.

(iv) Chế (động từ): nắm giữ, kiểm soát, cầm, như: chế kì tử mệnh (制其死命) - nắm giữ sự sống chết của người. 

(v) Chế (động từ): để tang ba năm gọi là thủ chế (守制).

(vi) Chế (động từ): cai quản, như: thống chế (統制), tiết chế (節制) đều có nghĩa là cai quản.

(vii) Phép chế: phép gì đã đặt nhất định rồi gọi là chế, như pháp chế (法制); chế độ (制度) - thể lệ nhất định cho kẻ làm việc theo.

(viii) Hạn chế, ngăn cấm (限制) - hạn chế, kiềm chế; (節制) - tiết chế, hạn chế.

4- Quy - từ Hán Việt

Quy, tiếng Trung Quốc: 規, nghĩa phổ biến tiếng Việt là: quy tắc, quy chế. Một số trường hợp thường dùng của từ Quy:

(i) Quy (danh từ): khuôn tròn, dụng cụ để vẽ đường tròn.

(ii) Quy (danh từ): khuôn phép, phép tắc, pháp độ, như: “quy tắc” 規則 - khuôn phép.

(iii) Quy (danh từ): lệ, thói, như: “cách trừ lậu quy” 革除陋規 - trừ bỏ các lề thòi hủ lậu.

(iv) Quy (động từ): sửa chữa, khuyên răn, như: “quy gián” 規諫 khuyên can. 

(v) Quy (động từ): mưu toan, trù liệu, như: “quy hoạch” 規畫 - trù liệu.

(vi) Quy (động từ): Bắt chước, mô phỏng. 

(vii) Quy (danh từ): Họ “Quy”.

5- Trị - từ Hán Việt

Trị, tiếng Trung Quốc: 治, nghĩa phổ biến tiếng Việt là: cai trị. Một số trường hợp thường dùng của từ Trị:

(i) Trị (động từ): sửa chữa.

(ii) Trị (động từ): trừng trị, trừng phạt, như: “trị tội” 治罪 - xử tội. 

(iii) Trị (động từ): sắp xếp, lo liệu, sửa soạn, quản lý, như: “trị quốc” 治國 lo liệu nước.

(iv) Trị (động từ): chữa bệnh, như: “trị bệnh” 治病 - chữa bệnh, chẩn bệnh.

(v) Trị (động từ): Nghiên cứu, như: “chuyên trị cổ văn tự” 專治古文字 chuyên nghiên cứu văn tự cổ.

(vi) Trị (động từ): kinh doanh, như: “trị sản” 治產 - kinh doanh tài sản.

(vii) Trị (danh từ):  Việc cai trị.

(viii) Trị (động từ): trụ sở, chỗ quan chánh phủ đóng, như: “tỉnh trị” 省治, “huyện trị” 縣治.

(ix) Trị (tính từ): dân đối với quan, nNhư: “trị hạ” 治下 - dân đối với quan tự xưng.

6- Quyền - từ Hán Việt

Quyền, tiếng Trung Quốc: , nghĩa phổ biến tiếng Việt là: quả cân, quyền lợi. Một số trường hợp thường dùng của từ Quyền:

(i) Quyền (danh từ): quả cân, như: “cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ” 謹權量, 審法度 - sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc. 

(ii) Quyền (danh từ): sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là “quyền” 權.

(iii) Quyền (danh từ): thế lực, như: “quyền lực” 權力 - thế lực.

(iv) Quyền (danh từ): lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là “quyền”, như: “đầu phiếu quyền” 投票 - quyền bỏ phiếu bầu cử; “thổ địa sở hữu quyền” 土地所有- quyền sở hữu đất đai.

(v) Quyền (danh từ): xương gò má. 

(vi) Quyền (danh từ): họ “Quyền”.

(vii) Quyền (động từ): cân nhắc, như: 權其得失 Cân nhắc hơn thiệt.

(viii) Quyền (phó từ): tạm thời, tạm cứ, cứ, như: “quyền thả như thử” 權且如此 - tạm làm như thế.

(ix) Quyền (động từ): xử trí linh hoạt: 權變 - biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến

7- Pháp trị - từ Hán Việt

Pháp trị, tiếng Trung Quốc: 法治, nghĩa phổ biến tiếng Việt là: chế độ trị lý căn cứ trên pháp luật.

“Tri pháp trị sở do sanh, tắc ứng thì nhi biến; bất tri pháp trị chi nguyên, tuy tuần cổ chung loạn”: 知法治所由生, 則應時而變; 不知法治之源, 雖循古終

8- Pháp chế - từ Hán Việt

Pháp chế, tiếng Trung Quốc: 法制nghĩa phổ biến tiếng Việt là: hệ thống pháp lý.

9- Pháp quy - từ Hán Việt

Pháp quy, tiếng Trung Quốc: 法規, nghĩa phổ biến tiếng Việt là: Luật lệ phép tắc phải theo.

10- Pháp quyền - từ Hán Việt: không có.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp luật - Pháp quy - Pháp chế - Pháp trị - Pháp quyền, sự khác biệt

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.01554 sec| 1160.43 kb