Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
“Nghệ thuật là con đường đẹp đẽ. Khoa học là con đường hiệu quả. Kinh doanh là con đường sinh lợi.”
– Elbert Hubbard
Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên.
Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết. Giao kết hợp đồng cần được thực hiện trên các nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền tự do hợp đồng. Quyền tự do hợp đồng của các tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ và quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật để không xâm hại đến lợi ích chính đáng của các chủ thể liên quan.
Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện.
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Thứ nhất, hợp đồng kinh tế là thỏa thuận mang tính pháp lý ràng buộc các bên về việc sản xuất, mua bán sản phẩm, dịch vụ và các thỏa thuận khác với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Thứ hai, hợp đồng kinh tế là cơ sở để giải quyết tranh chấp liên quan đến thỏa thuận, cam kết.
Thứ ba, hợp đồng kinh tế là công cụ quan trọng cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, hợp đồng kinh tế là công cụ hữu hiệu để thâm nhập thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ năm, hợp đồng kinh tế là căn cứ thiết lập mối quan hệ với đối tác và đăng ký các giao dịch khác nhau.
Thứ nhất, hợp đồng kinh tế được ký kết vì mục đích kinh doanh - lợi nhuận.
Thứ hai, hợp đồng kinh tế gắn với hoạt động sản xuất, tái sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh.
Thứ ba, nội dung hợp đồng ký kết phải phù hợp với phạm vi nghề nghiệp đã đăng ký.
Thứ tư, hình thức của hợp đồng kinh tế bắt buộc phải ký bằng văn bản.
Thứ năm, chủ thể ký kết:
- Pháp nhân với pháp nhân;
- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Hợp đồng xây dựng;
- Hợp đồng gia công hàng hóa;
- Hợp đồng giao nhận thầu;
- Hợp đồng vận chuyển;
- Hợp đồng dịch vụ;
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng đại lý;
- Hợp đồng môi giới;
- Hợp đồng thuê tài sản;
Và các hợp đồng khác liên quan đến mục đích kinh doanh.
- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế Số: 24-LCT/HĐNN8,
- Luật Thương mại năm 2005,
- Bộ luật Dân sự năm 2015,
- Các luật chuyên ngành: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản...
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế phải hợp pháp. Hợp pháp ở đây chính là việc các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng.
Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó. Sự ép buộc, giả dối sẽ làm vô hiệu hợp đồng khi ký kết. Giao kết hợp đồng cần được thực hiện trên các nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền tự do hợp đồng. Quyền tự do hợp đồng của các tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ và quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật để không xâm hại đến lợi ích chính đáng của các chủ thể liên quan.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.
Nội dung của hợp đồng:
(i) Điều khoản chủ yếu (Điều khoản cơ bản) là những điều khoản quan trọng nhất của một hợp đồng.
(ii) Điều khoản thông thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định, nếu các bên không thỏa thuận thì coi như đã mặc nhiên công nhận và phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
(iii) Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau khi pháp luật không có quy định.
Thứ tư, thủ tục giao kết cần thực hiện đủ 02 bước: đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Thứ năm, thời điểm giao kết hợp đồng: hợp đồng giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Hợp đồng giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm giao kết, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, nguyên tắc thực hiện hợp đồng:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức, thỏa thuận khác.
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Thứ nhất, cần tìm hiểu pháp luật và đối tác: Xác nhận năng lực chủ thể của các bên tham gia hợp đồng; đại diện của các bên phải đúng thẩm quyền.
Thứ hai, nắm vững kiến thức hoặc có đội ngũ pháp lý về hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu.
Thứ ba, nắm vững trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
(i) Nhận thức cơ bản về trách nhiệm hợp đồng: được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng có hiệu lực pháp luật; nội dung gắn liền với thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng đối với bên bên vi phạm trên cơ sở pháp luật.
(ii) Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế gồm: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.
(iii) Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt hợp đồng; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng.
Thứ tư, miễn trách nhiệm hợp đồng: Tại điều 294 Luật Thương mại năm 2005 SĐBS năm 2017, 2019, ngoài các trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng còn được miễn trách nhiệm khi: xảy ra sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia hoặc hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Nguồn bài viết: "Pháp luật về hợp động trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản" - Đại học Luật Hà Nội
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm