Pháp luật về việc chuẩn bị xét xử vụ án dân sự

07/03/2023
Từ khi thụ lí vụ án dân sự, toà án chính thức xác nhận thẩm quyền và trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự. Nếu hoà giải không thành, toà án phải củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử ở tại phiên toà. Các hoạt động này của toà án được gọi là chuẩn bị xét xử.

1- Thời hạn chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày toà án vào sổ thụ lí vụ án đến ngày toà án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuỳ theo tính chất của từng loại vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định khác nhau.
- Theo quy định tại Điều 203 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuấn bị xét xử những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 là 4 tháng kể từ ngày thụ lí; thời hạn chuẩn bị xét xử những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại Điều 30 và Điều 32 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 là 2 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và không quái tháng đối với vụ án kinh doanh, thương mại và lao động quy định tại Điều 30 và Điều 32 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải mở phiên toà để xét xử vụ án, trong trường hợp có lí do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.
Việc Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử khác nhau cho việc giải quyết các loại vụ án là sự kế thừa các quy định của các pháp lệnh đã được Nhà nước ta ban hành trước đây quy định về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, lao động và kinh tế như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004.

2- Các công việc chuẩn bị xét xử

Từ khi thụ lí vụ án dân sự, toà án chính thức xác nhận thẩm quyền và trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án dân sự. Nếu hoà giải không thành, toà án phải củng cố hoàn thiện hồ sơ vụ án để đưa vụ án ra xét xử ở tại phiên toà. Gác hoạt động này của toà án được gọi là chuẩn bị xét xử. Các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của toà án bao gồm: Phân công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lí vụ án; lập hồ sơ vụ án.

- Phân công thẩm phán giải quyết vụ án
Thẩm phán có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cho nên toà án có thẩm quyền đã thụ lí vụ án phải phân công một thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án. Việc phân công này là cơ sở để thẩm phán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 48 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, đảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 197 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lí vụ án, chánh án toà án phân công một thẩm phán giải quyết vụ án. Với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì chánh án phân công thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng hạn. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì chánh án toà án phân công thẩm phán khác thực hiện nhiệm vụ. Nếu vụ án đang xét xử mà không có thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

- Thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giao nộp văn bản
Sau khi thụ lí vụ án, chánh án được phân công giải quyết vụ án thông báo cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho toà án văn bản, tài liệu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn.
Theo Điều 199 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, người được thông báo có trách nhiệm nộp cho toà án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn nhất định, đó là thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho toà án nêu rõ lí do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì toà án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày nữa. Người được thông báo có quyền thể hiện quan điểm của mình về yêu cầu của người khởi kiện trước toà án là đồng ý hay bác bỏ yêu cầu này; có quyền yêu cầu toà án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cừ kèm theo đơn khởi kiện.

Cùng với việc phải nộp cho toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và các chứng cứk tài liệu kèm theo, theo Điều 200 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Đây là trường hợp bị đơn kiện lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì vậy toà án có thể xem xét để giải quyết trong cùng một vụ án để sớm kết thúc việc giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, theo Điều luật này thì yêu cầu phản tố của bị đơn đổi với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập chỉ được toà án chấp nhận trong các trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu phản tổ để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Yêu cầu phản tổ được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Theo Điều 201 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu độc lập thì họ cũng phải làm đơn gửi cho toà án và phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cử và hợp pháp như việc khởi kiện của nguyên đơn. Tuy vậy, họ chỉ có quyền yêu cầu độc lập khi có đủ các điều kiện sau:
+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
+ Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
+ Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Việc toà án xem xét, giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự được nhanh chóng, triệt để, tránh được việc toà án phải mở phiên toà riêng để giải quyết yêu cầu đó trong một vụ án khác. Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án, pháp luật quy định thời hạn bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được đưa ra yêu cầu độc lập cho đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải.

- Lập hồ sơ vụ án dân sự
Hồ sơ vụ án dân sự gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do toà án thu thập; văn bản tố tụng của toà án, viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Để lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, toà án xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án yêu cầu các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện cung cấp. Khi nhận được các chứng cứ, tài liệu do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện cung cẩp, toà án phải đưa chúng vào hồ sơ vụ án. Thủ tục giao nhận các chứng cứ tài liệu phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 96 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định để thuận tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng và phải có danh mục ghi lại các tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Trong tố tụng dân sự, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy vậy, trong những trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ để cung cẩp cho toà án và có yêu cầu thì toà án có thế áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ do pháp luật quy định đế bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn. Việc thu thập chứng cứ của toà án được thực hiện theo quy định tại các điều, từ Điều 97 đến Điều 106 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Để bảo đảm thực thi nguyên tắc tranh tụng trong suốt quá tành tố tụng, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho toà án, đồng thời có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứđã giao nộp; toà án có trách nhiệm bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng đó, đặc biệt là quyền tranh tụng. Vì vậy, việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ giữa các bên đương sự trước khi mở phiên toà là hoạt động tố tụng cần thiết. Theo Điều 210 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ giữa các bên đương sự. Khi tiến hành phiên họp này phải bảo đảm sự có mặt của các bên đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nếu vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt. Nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán phải hoãn phiên họp.
Khi tiến hành phiên họp, thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ sơ vụ án, hỏi đương sự các vấn đề sau đây:
+ Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những việc chưa thống nhất cần yêu cầu toà án giải quyết;
+ Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho toà và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
+ Việc bổ sung thêm tài liệu, chứng cứ, việc yêu cầu toà án thu thập chứng cứ, yêu cầu toà án triệu tập đương sự khác, người làm chứng...
Ngay tại phiên họp, sau khi nghe các đương sự đã trình bày xong, thẩm phán chủ trì phiên họp xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự đã nêu ra tại phiên họp. Nếu có đương sự vắng mặt thì toà án thông báo kểt quả phiên họp cho họ.

- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử
Sau khi lập hồ sơ vụ án, hoà giải vụ án không đạt được kết quả (đối với vụ án phải hoà giải) và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì toà án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định này. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 220 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định. Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án làm giấy triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên toà. Trường hợp nhận được yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trước khi mở phiên toà thì tuỳ trường hợp chánh án toà án hoặc viện trưởng viện kiểm sát sẽ xem xét quyết định.

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án
Trước khi đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán phải nghiên cứu lại hồ sơ vụ án để nắm vững nội dung vụ án và các yêu cầu cần giải quyết trong vụ án. Các hội thẩm nhân cũng phải nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi tham gia xét xử vụ án. Trường hợp viện kiểm sát tham gia phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho toà án.

 

0 bình luận, đánh giá về Pháp luật về việc chuẩn bị xét xử vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.85077 sec| 978.969 kb