Quyền, nghĩa vụ, hệ quả pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

16/02/2023
Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật cửa bào thai theo quy định của Bộ Y tế. Điều này nhằm đảm bảo an toàn, sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, cũng như sức khỏe của người mang thai. Quy định này xác định rõ trách nhiệm của người mang thai đối với thai nhi như đối với chính con cùng huyết thống của người mang thai. Bên nhờ mang thai hộ cũng có nghĩa vụ phải nhận không được từ chối nhận hay vi phạm về nghĩa vụ nuôi nhận con nuôi bởi khi đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo làm phát sinh những hệ quả pháp lí nhất định.

1-Quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong quá trình mang thai hộ và sinh con, người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có các quyền và nghĩa vụ sau:

Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Kể từ thời điểm phôi thai được cấy vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ, thì người mang thai hộ (cùng chồng của họ) có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo sự an toàn của thai nhi như đối với chính con huyết thống của mình.

Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật cửa bào thai theo quy định của Bộ Y tế. Điều này nhằm đảm bảo an toàn, sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, cũng như sức khỏe của người mang thai. Quy định này xác định rõ trách nhiệm của người mang thai đối với thai nhi như đối với chính con cùng huyết thống của người mang thai.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Quy định này nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giống như khi họ mang thai con của chính mình. Đây là cơ sở pháp lí để người sử dụng lao động thực thi bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ khi họ đủ điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật.

Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Những chi phí hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với người mang thai hộ và thai nhi phải hợp lí, phù hợp với thực tế, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người mang thai và thai nhi mà không phải là thù lao cho việc mang thai.

Trong trường họp vì lí do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền qưyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù họp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Khi thai nhi nằm trong cơ thể người phụ nữ mang thai hộ, thì người mang thai hộ có quyền quyết định về việc có mang thai tiếp hay không căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nếu bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ thỏa thuận được về vấn đề này thì giải quyết theo thỏa thuận, về nguyên tắc, nếu không thỏa thuận được thì người mang thai hộ có quyền quyết định. Khi thăm khám sàng lọc trong quá trình mang thai mà phát hiện thai nhi có dị tật hoặc có vấn đề về sức khỏe, đồng thời có chỉ định của cơ sở y tế dừng việc mang thai, người nhờ mang thai cũng đồng ý nhưng người mang thai hộ vẫn kiên quyết giữ lại thai nhi thì trách nhiệm đối với đứa trẻ khi sinh ra thuộc về người mang thai hộ. Tuy nhiên vấn đề này chưa được quy định rõ trong luật.

Trong trường họp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con. Trong thời gian phát sinh tranh chấp mà không có bên nào nhận nuôi trẻ thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự về giám hộ.

2- Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong quá trình nhờ người mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có các quyền và nghĩa vụ sau:

Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế. Đây là nghĩa vụ phù hợp với tình cảm tự nhiên giữa hai bên nhằm đảm bảo tình trạng sức khỏe của người mang thai và thai nhi. Các chi phí mà bên nhờ mang thai hộ chi trả phù hợp với chi phí thực tế, không phải nhằm trả thù lao cho người mang thai hộ.“ Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Điều này không phụ thuộc vào thời điểm bên nhờ mang thai hộ nhận con. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lí theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con. Trong thời gian chậm giao con, nếu có vấn đề gì ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của con thì bên chậm giao con phải chịư trách nhiệm và bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có).

3-Hệ quả pháp lí của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một quan hệ pháp luật giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ, trong đó các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo thỏa thuận và theo luật định. Khi đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo làm phát sinh những hệ quả pháp lí nhất định, bao gồm những nội dung sau:

Xác định cha mẹ cho con sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: con sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. về nguyên tắc, việc xác định cha mẹ cho con sinh ra từ việc mang thai hộ vẫn áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lí xác định cha mẹ cho con theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vì những lí do sau:

i) Con sinh ra từ việc mang thai hộ mang huyết thống di truyền của cha mẹ đứa trẻ, là sự kết hợp giữa noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để tạo thành phôi thai;

ii) Việc mang thai hộ chỉ được pháp luật công nhận, cho phép thực hiện đối với cặp vợ chồng vô sinh đang tồn tại hôn nhân hợp pháp, nên việc thụ tinh trong ống nghiệm, đưa phôi thai vào tử cung người mang thai hộ và sinh con đều được thực hiện trong thời kì hôn nhân. Nếu sau khi thực hiện kĩ thuật mang thai hộ mà một bên vợ hoặc chồng nhờ mang thai chết thì con sinh ra từ việc mang thai hộ vẫn được xác định là con chung của vợ chồng. Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định rõ nhưng trong thời gian nhờ người khác mang thai hộ, người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai và người chồng của người vợ đang mang thai hộ cũng không có quyền yêu cầu li hôn theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

iii) Việc mang thai hộ chỉ được thực hiện với sự tự nguyện thỏa thuận của cả hai vợ chồng nhờ mang thai hộ sau khi đã được tư vấn đầy đủ về tâm lí, y tế, pháp lí, cũng như có sự thỏa thuận thống nhất của cả hai vợ chồng về việc nhờ một người họ hàng thân thích cụ thể mang thai hộ. Sự thỏa thuận của cặp vợ chồng về việc nhờ một người khác mang thai hộ và sinh con đã làm cho sự kiện mang thai và sinh con không còn do người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh trực tiếp thực hiện nữa. Người phụ nữ mang thai hộ mặc dù là người trực tiếp mang thai và sinh con nhưng không phải là mẹ đẻ của đứa trẻ được sinh ra.

Phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra từ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra từ mang thai hộ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con quy định từ Điều 68 đến Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 từ thời điểm con được sinh ra. Nếu sau khi đứa trẻ được sinh ra mà bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trong trường họp bên nhờ mang thai hộ chết sau khi đứa trẻ được sinh ra thì đứa trẻ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ đã chết với tư cách là con của người chết...

Làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình của bên nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra. Đứa trẻ được sinh ra từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mang huyết thống, gen di truyền của vợ chồng nhờ mang thai và là con chung của hai vợ chồng. Việc xác định quan hệ cha mẹ và con trên cơ sở huyết thống giữa đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ với vợ chồng nhờ mang thai hộ là cơ sở để xác định mối quan hệ họ hàng huyết thống giữa đứa trẻ với các thành viên khác trong gia đình bên vợ, bên chồng nhờ mang thai hộ. Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên của gia đình bên vợ, bên chồng nhờ mang thai hộ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

0 bình luận, đánh giá về Quyền, nghĩa vụ, hệ quả pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.69062 sec| 971.578 kb