Pháp nhân thương mại phạm tội - Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi

"Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực."

Mahatma Gandhi

Pháp nhân thương mại phạm tội - Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi

Điều 434 của BLTTHS năm 2015 quy đinh: “Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân”. Luật sư cần tập trung trao đổi với người đại diện của pháp nhân thương mại để làm rõ những vấn đề sau: (1) về cơ cấu tổ chức và hoạt động của pháp nhân thương mại; (2) về hành vị phạm tội bị các buộc; (3) về yêu cầu của pháp nhân thương mại.

Liên hệ

1- Xác định tư cách người đại diện cho pháp nhân thương mại

Như đã nêu, Điều 434 của BLTTHS năm 2015 quy định: “Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân”. Tuy nhiên, khi tiếp xúc ban đầu, pháp nhân thương mại có thể cử người đại diện theo pháp luật nhưng cũng có thể cử một người khác thay mặt cho pháp nhân thương mại tiếp xúc với Luật sư. Mặc dù vậy, trong trường hợp nào thì Luật sư cũng phải tiến hành kiểm tra để xác định người tiếp xúc, trao đổi với Luật sư có quyền thay mặt pháp nhân thương mại hay không, có biết và cung cấp được các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án cũng như các thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động của pháp nhân thương mại hay không. Nếu người tiếp xúc, trao đổi với Luật sư không phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại và không có những khả năng này thì Luật sư nên yêu cầu pháp nhân thương mại cứ người thích hợp hoặc chính người đại diện theo pháp luật phải tiếp xúc với mình.

Khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với pháp nhân thương mại, Luật sư cần hết sức lưu ý: người thay mặt pháp nhân thương mại ký hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại hoặc là người được người này ủy quyền bằng văn bản, có ký tên và đóng dấu của pháp nhân thương mại.

2- Nội dung trao đổi

Luật sư cần tập trung trao đổi với người đại diện của pháp nhân thương mại để làm rõ những vấn đề sau:

Một là, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của pháp nhân thương mại

Luật sư cần trao đổi để nắm các thông tin cụ thể về: quá trình thành lập và hoạt động của pháp nhân thương mại; lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; tổ chức bộ máy nhân sự; thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh…

Hai là, về hành vi phạm tội bị cáo buộc

Luật sư cần trao đổi để nắm rõ các thông tin liên quan đến hành vi phạm tội mà pháp nhân thương mại bị cáo buộc. Ngoài những thông tin chung như đối với bất kể vụ án nào khác (như: hành vi gì, diễn biến, thời gian, địa điểm, hậu quả gây ra...) thì Luật sư cần tập trung làm rõ những vấn đề có tính chất đặc trưng, như: hành vi phạm tội do ai thực hiện, có hay không sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội có nhân danh và có đem lại lợi ích cho pháp nhân thương mại hay không.

Để có cơ sở xác định những vấn đề có tính chất đặc trưng này, Luật sư cần đề nghị người đại diện pháp nhân thương mại cung cấp các tài liệu liên quan đến các thông tin mà họ cung cấp. Chẳng hạn, Điều lệ của pháp nhân thương mại, ; nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng quản trị; quyết định phân công nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản trị; hợp đồng hoặc hóa đơn, chứng từ tài chính...Luật sư cũng cần trao đổi để nắm các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết vụ án, như: cơ sở, căn cứ để cơ quan tố tụng tiến hành khởi tố đối với pháp nhân thương mại; các quyết định và biện pháp tố tụng đã được áp dụng đổi với pháp nhân thương mại; việc bồi thường, khắc phục hậu quả của pháp nhân thương mại (nếu có)...

Ba là, về yêu cầu của pháp nhân thương mại                                             

Luật sư cần trao đổi để xác định cụ thể yêu cầu của pháp nhân thương mại. Cũng giống như bất kể vụ án nào khác, người đại diện của pháp nhân thương mại sẽ yêu cầu Luật sư trợ giúp họ, có thể tư vấn hoặc tham gia vụ án với tư cách là người bào chữa, sẽ bào chữa là không phạm tội hoặc có tội nhưng theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trên cơ sở những tình tiết và quá trình giải quyết vụ án của  các cơ quan tố tụng mà Luật sư biết được, đồng thời trên cơ sở những thông tin và tài liệu do người đại diện pháp nhân thương mại cung cấp, Luật sư cần trao đổi với họ về yêu cầu mà họ đặt ra đối với Luật sư. Sau buổi tiếp xúc, trao đổi đầu tiên, Luật sư cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để có thể sớm tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho pháp nhân thương mại bị buộc tội.

3- Tư vấn cho người đại diện của pháp nhân thương mại

Theo quy định tại Điều 434 BLTTHS năm 2015, pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải cử người đại diện theo pháp luật tham gia các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. Vì vậy, vấn đề trước tiên mà Luật sư cần quan tâm là tư vấn cho pháp nhân thương mại cử đúng người đại diện theo pháp luật của mình (Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc...) để tham gia quá trình tố tụng. Nếu người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại cũng bị khởi tố hoặc vì lý do nào đó không thể tham gia tố tụng được thì cần tư vấn cho pháp nhân thương mại cử người làm đại diện theo pháp luật, đồng thời phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được cử tham gia tố tụng phải là người nắm được (biết rõ) về vụ việc và những người (trực tiếp hoặc gián tiếp) biết về các tình tiết liên quan đến vụ việc đã xảy ra.

Luật sư cũng cần tư vấn cho người đại diện của pháp nhân thương mại và những người khác liên quan đến hành vi phạm tội về cách thức khai báo, viết đơn tường trình về vụ việc xảy ra; hướng dẫn cho họ những việc cần thực hiện tiếp theo, như thống kê, sắp xếp và bảo quản các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, cung cấp cho cơ quan tố tụng hoặc cho Luật sư khi được yêu cầu...

Trong trường hợp hành vi phạm tội mà pháp nhân thương mại bị cáo buộc đã gây ra thiệt hại thì Luật sư cần tư vấn cho pháp nhân thương mại phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục, bồi thường và xin lỗi người bị thiệt hại. Nếu dư luận xã hội hoặc phương tiện thông tin đại chúng đang có những bức xúc, có những thông tin gây bất lợi cho pháp nhân thương mại thì Luật sư cần tư vấn cho pháp nhân thương mại có những ứng xử phù hợp, có lợi.

Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (Phần đào tạo tự chọn) - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp nhân thương mại phạm tội - Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.07257 sec| 1102.43 kb