Pháp trị: Phạt dựa vào tội trạng, thưởng dựa vào công lao, bổ nhiệm dựa vào tài năng

"Dĩ tội thụ chu, dĩ công thụ thưởng, dĩ năng thụ nhiệm" (Xử phạt đưa vào tội trạng, ban thưởng dựa vào công lao, giao chức vụ dựa vào tài nǎng).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Phạt dựa vào tội trạng, thưởng dựa vào công lao, bổ nhiệm dựa vào tài năng

Hàn Phi Tử cho rằng, tất cả đều phải lấy pháp luật làm thước đo, dùng lý tính triệt để để cai trị đất nước. "Dĩ tội thụ chu” là định đoạt hình thức xử phạt, phải dựa vào tội trạng. “Dĩ công thụ thưởng" là xác định ban thưởng hậu hīnh hay ít ỏi, phải dựa vào công lao to hay nhỏ. “Dī năng thụ nhiệm” là sắp xếp chức vị, công việc, phải dựa vào năng lực. Làm được ba điều ấy, thì sẽ xác lập được quyền uy của pháp luật, từ đó phát huy tác dụng to lớn của pháp luật:

Liên hệ

Dĩ tội thụ chu, dĩ công thụ thưởng, dĩ năng thụ nhiệm

Chịu sự trừng phạt dựa vào tội trạng, thì người bị phạt sē không oán hận. Được ban thưởng dựa vào công lao, thì bề tôi sẽ không cảm kích nhà vua. Nhà vua không mǎc sai lầm trong việc dùng người, bề tôi không tự cho mình là người có tài mà che giấu những nhân tài khác. 

Hàn Phi Tử là người theo chủ nghīa pháp trị triệt để. Ông kiên trì bài xích thái độ chủ quan, làm việc theo cảm tính và chính sách nhân trị trong chế độ pháp luật và thi hành pháp luật. Ông yêu cầu tất cả đều phải lấy pháp luật làm thước đo, dùng lý tính triệt để để cai trị đất nước. 

"Dĩ tội thụ chu” là định đoạt hình thức xử phạt dựa vào tội trạng. “Dĩ công thụ thưởng" là xác định ban thưởng hậu hīnh hay ít ỏi dựa vào công lao to hay nhỏ. “Dī năng thụ nhiệm” là sắp xếp chức vị, công việc dựa vào năng lực. 

Làm được ba điều ấy, thì sẽ xác lập được tính quyền uy của pháp luật, từ đó phát huy tác dụng to lớn của pháp luật: Người bị phạt không hề oán hận, người được thưởng cũng không vì thế mà mang “ơn riêng” với lãnh đạo. Hàn Phi Tử cho rằng, đối với việc trị nước, “ơn riêng” không có lợi mà chỉ có hại. 

Các quan lại cūng sẽ không tự cho mình là người có tài mà nghī rằng chẳng người nào có tài. Mưu lược “dĩ tội thụ chu, dĩ công thụ thưởng, dĩ năng thụ nhiệm” của Hàn Phi Tử, hoàn toàn loại bỏ yếu tố tình cảm, tuy có mặt nào đó mang tính phiến diện, nhưng nó thật sự có hiệu quả trong việc xây dựng tính quyền uy của pháp luật, của hiến chương chế độ.

Hồi Khổng Tử làm tể tướng nước Vệ, học trò của ngài là Tử Cao giữ chức quan giám ngục. Trong một lần chấp pháp, Khổng Tử đã chặt mất chân của phạm nhân. Về sau, phạm nhân bị mất chân này tìm được một công việc là coi giữ cổng thành. 

Có kẻ vu oan cho Khổng Tử với vua Vệ: Trọng Ni muốn tạo phản. 

Vì thế vua Vệ muốn truy nã Khổng Tử. Khổng Tử cùng học trò đành phải chạy trốn. Lúc Tử Cao chạy đến cổng thành được người bị mất một chân ấy dẫn vào trốn trong căn phòng ngay gần đó, nên sai dịch không bắt được ông. 

Nửa đêm, Tử Cao hỏi nguời này: Ta không dám làm tổn hại pháp lệnh của nhà vua, tự tay chặt đứt chân của ngài. Giờ chính là lúc báo thù, nhưng vì lý do gì ngài lại giúp ta chạy trốn? Ta dựa vào cái gì mà có thể nhận được sự báo đáp thế này từ ngài?

Người này liền đáp: Tôi bị chặt mất chân vốn là do tội của tôi đáng phải chịu hình phạt đó. Chuyện này chẳng thể làm khác được. Lúc thẩm vấn tôi ở công đường, ngài cũng đã cố gắng để tôi chịu hình phạt nhẹ nhất theo quy định. Hơn nữa, ngài còn hướng dẫn tôi cách trình báo để có thể nhận mức hình phạt nhẹ nhất, ngài rất muốn tôi được miễn hình phạt. Tấm lòng của ngài tôi biết rõ. Tới khi vụ án của tôi có kết luận, tội tôi được định, tôi thấy ngài nhíu mày không vui. Cảm xúc của ngài thể hiện trên nét mặt, tôi đều nhìn thấy, lại một lần nữa tôi biết được tâm ý của ngài. Cũng không phải vì ngài thiên vị tôi nên làm thế, mà do bản thân ngài có tấm lòng nhân ái. Đây chính là nguyên nhân khiến tôi yêu mến và giúp đỡ ngài.

Khổng Tử nói: Khéo tạo được ơn đức khi làm quan, thì sẽ không ghi hận tích thù. Gỗ là công cụ làm dụng cụ đo đạc; quan lại là người khiến cho pháp lệnh được thực thi một cách công bằng. Cai trị đất nước không thể đánh mất sự công chính liêm minh.

Câu chuyện kể trên cùng với lời Khổng Tử giải thích, tất cả những hình phạt mà người phạm tội phải chịu, nếu quả thật là do bản thân người đó có tội, thì phán quyết đó hoàn toàn phù hợp với tính chính công vô tư của pháp luật. 

Bởi vậy nên, người chịu hình phạt không hề có oán hận, càng không thể oán hận người xét xử. Do vậy “dĩ tội thụ chu” là mưu trí hữu hiệu nhằm đảm bảo tính công bằng, duy trì mối quan hệ bình thường giữa người với người, và xây dựng trật tự pháp luật nghiêm minh của nước nhà.

Hàn Phi Tứ - Ngoai tữ thuyêt ta ha

Dī tội thu chu, nhân bất oán thượng... Dĩ công thụ thưởng, thần bất đức quân... Thượng bất quá nhiệm, thần bất vu nǎng.

Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Phạt dựa vào tội trạng, thưởng dựa vào công lao, bổ nhiệm dựa vào tài năng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.78718 sec| 1088.898 kb