Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hình tội bất tất, tắc cấm lệnh bất thành" (Nếu không kiên quyết thi hành hình phạt, thì chẳng có cách nào phổ biến lệnh cấm).
Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Tư tưởng của Hàn Phi Tử trở nên nổi tiếng là vì ông coi trọng "hình phạt hà khắc”. Hình phạt hà khắc tức là chế độ pháp luật hà khắc vô tình, hình phạt nghiêm khắc lạnh lùng, người phạm pháp chǎc chắn sẽ bị trừng phạt, tuyệt đối không dung tha. Nói một cách cụ thể, “hình phạt hà khắc” bao gồm hai khía cạnh, một là hình phạt nặng nề, hai là chắc chắn thi hành.
Nhấn mạnh hình phạt nặng nề, nhưng không thi hành lệnh trừng phạt đến cùng, thì chỉ là nói miệng mà thôi. Thi hành lệnh trùng phạt nhưng không áp dụng hình phạt nặng nề, tuy mang tiếng trừng phạt nhưng không có tác dụng rǎn đe, cũng không thể xác lập đuợc sự tôn nghiêm của pháp luật.
Một ví dụ sē làm sáng tỏ điều này: Phía Nam nước Sở có một con sông tên là Lệ Thuý, là nơi khai thác vàng. Pháp luật đã quy định, chỉ có nhà nước mới được quyền khai thác vàng. Nhưng có rất nhiều người vì hám lợi, lén lút khai thác vàng trái phép.
Để để phòng “tài nguyên của đất nước” bị thất thoát nghiêm trọng, nhà nước nhiều lần ban hành lệnh cấm khai thác vàng. Những kẻ tự ý khai thác, một khi bị bắt, sẽ lập tức bị phan thây ngoài chợ thị chúng. Nhưng, cho dù rất nhiều người khai thác trộm đã bị phanh thây như thế, làm tắc cả dòng sông Lệ Thuỷ, song nạn khai thác vàng trái phép vẫn tiếp tục lan tràn.
Đối với tội phạm, chẳng có hình phạt nào tàn khốc hơn “phanh thây giữa chợ”. Nhưng tại sao hình phạt tàn khốc như vậy không thể ngăn chặn hành vi phạm pháp của mọi người?
Thì ra, mọi người biết khai thác vàng là một hành vi trái pháp luật vô cùng nghiêm trọng nên hết sức cẩn thận, hành động bí mật; trong khi đó, nhân viên quản lý lại cho rằng, nhà nước đã ban hành hình phạt tàn khốc như thế rồi thì có thể kê cao gối mà ngủ, nên chỉ đi dạo một vòng quanh khu khai thác cho lấy có, bắt vài người cho xong việc.
Vì vậy, tổng số người bị “phanh thây giữa chợ” có vẻ nhiều, nhưng so với những kẻ trộm được vàng mà vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật thì thực là rất ít. Như thế cũng có nghĩa, trộm được vàng có thể thu lợi lớn, mà tỉ lệ bị bắt và chịu hình phạt tàn khốc lại rất thấp, cho nên rất nhiều người mang tâm lý hên xui đó mặc nhiên mạo hiểm.
Khi bình luận câu chuyện này, Hàn Phi Tử nói:“Kim hữu nhân vu thử, viết: 'Dư nhữ thiên hạ nhi sát nhữ thân'. Dung nhân bất vị dã. Phù hữu thiên hạ, đại lợi dã, do bất vi giả, tri tất tử. Cố bất tất đắc dã, tắc tuy cô trách, thiết kim bất chỉ; tri tất tử, tắt tuy tử chi thiên hạ bất vi dã”.
Nghĩa là, nếu bây giờ có người nói: “Cho anh thiên hạ, nhưng lại giết chết anh”. Sợ rằng người bình thường nhất cũng sẽ không làm. Chiếm được thiên hạ, đáng ra phải là chuyện tốt, nhưng tại sao lại không làm? Nguyên do là vì ta biết rõ rằng, có được thiên hạ rồi nhất định sẽ phải chết.
Ngược lại, vì chưa chắc sẽ bị bắt, nên dù nhà nước có ban hành lệnh trừng phạt “phanh thây giữa chợ” thì vẫn không thể ngăn chặn được nạn khai thác vàng trái phép. Nói cách khác, không có pháp luật là một chuyện, và pháp luật có thể được thi hành nghiêm khắc hay không lại là một chuyện khác. Chỉ có nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, có tội ắt phải phạt, pháp luật mới phát huy tác dụng ngǎn chặn kẻ gian. Còn chấp pháp không nghiêm, kẻ phạm tội có thể lọt lưới, thì có ra lệnh cấm cũng vô ích.
Hình tội bất tất, tắc cấm lệnh bất thành.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm