Phương pháp nghiên cứu và trích dẫn tài liệu

26/03/2021

 

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án là cách thức luật sư sử dụng để nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự. Có nhiều phương pháp nghiên cứu hồ sơ, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu nào phụ thuộc vào đặc điểm của từng vụ án cụ thể cũng như kinh nghiệm thực tiễn của từng luật sư. Về cơ bản, có hai phương pháp nghiên cứu hồ sơ thường được áp dụng

 

 

Phương pháp nghiên cứu Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

 

 

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án là cách thức luật sư sử dụng để nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự. Có nhiều phương pháp nghiên cứu hồ sơ, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu nào phụ thuộc vào đặc điểm của từng vụ án cụ thể cũng như kinh nghiệm thực tiễn của từng luật sư. Về cơ bản, có hai phương pháp nghiên cứu hồ sơ thường được áp dụng, cụ thể là:

 

 

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian, tức là bắt đầu nghiên cứu hồ sơ từ các tài liệu tố tụng như quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can; các quyết định phê chuẩn, yêu cầu điều tra của VKS, các quyết định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn; biên bản ghi lời khai của bị can, bị cáo, các đối tượng liên quan trong vụ án; biên bản hiện trường; kết luận giám định; kết luận điều tra; bản cáo trang; các tài liệu liên quan khác.. Nghiên cứu hổ sơ theo phương pháp này bắt đầu từ các tài liệu tố tụng rồi mới đến các tài liệu xác định về hành vị phạm tội của bị can, nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, tình tiết tăng năng, giảm nhẹ TNHS... Phương pháp nghiên cứu hồ sơ này có ưu điểm là giúp luật sự nhìn nhận, đánh giá các thông tin khách quan hơn, không bị chi phối, ảnh hưởng, phụ thuộc vào quan điểm co các cơ quan tiến hành to tụng, song lại có nhược điểm là mất nhiều à gian mới nắm vững đưoc các tình tiết của vụ án cũng như quan điểm các cơ quan tiến hành tố tụng. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ này thường được áp dụng để nghiên cứu hồ sơ đối với các vụ án hình sự không phúc tạp, ít bị can, bị cáo, số lượng bút lục không nhiều.

 

 

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng, bắt đs. từ việc nghiên cứu bản cáo trạng, bản kết luận điều tra để nằm được tổng thể diễn biến vụ án, hành vi phạm tội, ý thức của bị can, bị cáo, nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, quan điểm của CQĐT, VKS đối với việc giải quyết vụ án. Tiếp đó nghiên cứu đến các tài liệu khác đã được thu thập có trong hồ sơ vu án theo trình tự ngược lại về mặt thời gian để kiểm tra tính xác thực và đúng đắn của quyết định truy tố của VKS. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, ngay sau khi nghiên cứu bản cáo trạng, kết luận điều tra, luật sư đã có cái nhìn tổng thể về noi dung vụ án. Tuy nhiên, nếu không thận trọng, luật sư có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm của CQĐT cũng như quan điểm truy tố của VKS dẫn đến định kiến, thiếu sáng suốt khi nghiên cứu các tài liệu khác trong hó sơ vụ án, không nhìn ra những điểm mâu thuẫn, bất hợp lý trong hồ sơ vụ án.

 

 

Đối với vụ án hình sự phức tạp, nhiều bị can, bị cáo, liên nhiều tội danh, số lượng hồ sơ vụ án lớn, nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu hổ sơ theo trình tự tổ tụng sẽ mất nhiều thời gian và có the sẽ dẫn đến việc nghiên cu cả những tài liệu không cần thiết, không liên quan nhiều đến thân chủ luật su nhận bảo vệ. Do đó, trong trường hợp này, luật sư có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu ho sơ không theo trình tự to tung, bởi vì sau khi nghiên cu bản cáo trạng, kết luận điều tra luật sư sẽ có được cái nhìn tổng thể về noi dung vụ án, từ đó giúp luật sư xác định được vị trí, vai trò của thân chủ mình trong vu án, mối quan đan xen giữa thân chủ mình nhận bảo vệ với các bị can, bị cáo khác trong vụ án... từ đó, luật sư có thể lựa chọn, xác định những tài liệu liên quan đến thân chủ trong hồ sơ vụ án để tập trung nghiên cứu, loại bỏ những liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án không liên quan đến thân chủ của min Của quan đến

 

 

Phương pháp trích dẫn tài liệu

 

 

Hồ sơ vụ án hình sự thường bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhà với trò tham gia vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mục đích nghiên cứu hồ sơ vụ án của luật sư là để nắm được bản chất sự việc tìm ra các tài liệu, chứng cứ có lợi, bất lợi cho thân chủ để sử dụng ang quá trình giải quyết vụ án. Thực tế, khi làm việc với các cơ quan tiến Lành tổ tụng hay tham gia phiên tòa, luật sư không thể lúc nào cũng mang theo toàn bộ hồ sơ vụ án để sử dụng, viện dẫn. Để thuận tiện cho việc sử dung các căn cứ đã được tìm ra trong quá trình nghiên cứu hổ sơ, luật sư cần ghi chép lại, trích dẫn các căn cứ, nội dung cẩn thiết sẽ sử dụng trong quá trình tổ tụng. Khi ghi chép, bên cạnh việc trích dẫn chính xác về nội dung, ngày, tháng, cần ghi rõ tên tài liệu, số bút lục của tài liệu trích dẫn dể đối chiếu, tìm kiểm trong trường hợp cần thiết.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Phương pháp nghiên cứu và trích dẫn tài liệu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.75536 sec| 942.328 kb