Kỹ năng quản lý cảm xúc trong Nghề luật

"Mọi vấn đề đều liên quan tới một mặt là xúc cảm, và mặt khác là đạo đức. Trò chơi của tư duy là trước sự hiện diện của một trong hai mặt, phải tìm được mặt còn lại: được trao mặt trên, đi tìm mặt dưới".

- Ralph Waldo Emerson

Kỹ năng quản lý cảm xúc trong Nghề luật

Cảm xúc trong Nghề luật có những điểm tương đồng và khác biệt so với cảm xúc chung của con người. Dù cùng tồn tại dưới những dạng thức cơ bản (dương tính, âm tính, trung tính) nhưng cảm xúc trong nghề luật có đặc thù là các trạng thái cảm xúc này của người hành nghề thường gắn với yếu tố nghề nghiệp cụ thể của từng chức danh.

Người hành nghề Luật cùng thường phải đối diện với “sự mâu thuẫn" giữa tâm thế bình tĩnh, bản lĩnh, sáng suốt để không bị tác động bởi những áp lực trong khi đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể pháp luật, bảo vệ sự thượng tôn pháp luật và trạng thái cảm xúc của một con người sống và tồn tại trong xã hội.

Cảm xúc trong nghề luật có những điểm tương đồng và khác biệt so với cảm xúc chung của con người. 

Liên hệ


Nghề luật được xã hội biết đến với tính chất là một trong nhưng nhóm nghề cao quý, bởi nó giải quyết những vấn đề liên quan đến những niềm vui, nỗi buồn, những góc khuất trong cuộc sống của con người theo “dòng chảy” đảo chiều của số phận.

Nghề luật do những người vừa có kiến thức sâu rộng, vừa thuần thục kỹ năng, có bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp, ứng xử nhanh nhạy, có đạo đức nghề nghiệp và sự chính trực, tâm huyết với nghề đảm nhiệm. Người hành nghề luật luôn gắn với “Tâm - Dũng - Trí - Nhẫn”.

Người hành nghề Luật cùng thường phải đối diện với “sự mâu thuẫn" giữa tâm thế bình tĩnh, bản lĩnh, sáng suốt để không bị tác động bởi những áp lực trong khi đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể pháp luật, bảo vệ sự thượng tôn pháp luật và trạng thái cảm xúc của một con người sống và tồn tại trong xã hội.

Cảm xúc trong nghề luật có những điểm tương đồng và khác biệt so với cảm xúc chung của con người. Dù cùng tồn tại dưới những dạng thức cơ bản (dương tính, âm tính, trung tính) nhưng cảm xúc trong nghề luật có đặc thù là các trạng thái cảm xúc này của người hành nghề thường gắn với yếu tố nghề nghiệp cụ thể của từng chức danh.

Cảm xúc dương tính được biết tới trong nghề luật không chỉ là cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc, thương yêu... theo cách cảm nhận thông thường của con người, mà đó là những cảm xúc gắn chặt với công việc hàng ngày của nghề nghiệp, dưới sự “soi chiếu” của quy chế trách nhiệm nghề nghiệp và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của mỗi chức danh tư pháp. Cảm xúc dương tính của người hành nghề có liên quan đến các đối tượng nghề nghiệp và thường được biết tới là những cảm xúc được tôn trọng; bình đẳng; đồng cảm; chia sẻ, mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác... Đó cũng là những cảm giác về sự an toàn, tin tưởng, được đối xử bình đẳng trước pháp luật, dưới ánh sáng của công lý.

Ví dụ: Thẩm phán Trần Văn C, thụ lý và tổ chức phiên hòa giải về tranh chấp quyền thăm con sau ly hôn giữa nguyên đơn là ông Lê Anh Q (bố của cháu Lề Hoài A, 2 tuổi) và bị đơn là bà Phạm Phương T (mẹ của cháu Lê Hoài A).

Buổi hòa giải diễn ra tại phòng làm việc của Thẩm phán C.

- Cảm ơn hai người đã kiên nhẫn chờ đợi. Tòa biết việc này đối với hai người không phải là việc dễ dàng gì. Tòa đã xem xét kỹ lưỡng mọi chứng cứ mà hai người đã đưa ra. Nguyên đơn là ông Q yêu cầu được quyền thăm con gái mù không bị cản trở. Bị đơn (bà T) cho rằng không nên để ông Q tới thăm con thường xuyên hai tuần một lần hoặc nếu có thì phải hạn chế ba tháng một lần vì lý do sau:

(1) Cháu Hoài A còn quá nhỏ để xa mẹ qua đêm;

(2) Cháu Hoài A bị bệnh tim bẩm sinh nên cần được uống thuốc đúng giờ;

(3) Cháu Hoài A thường buồn bã, cáu kỉnh sau mỗi lần đi chơi ở nha bố về;

(4) Ông Q thường lợi dụng lúc đến đón và trả con về để gây sự cãi nhau với bà T.

Ông Q cho rằng, mình là người cha có trách nhiệm và đồng ý rằng việc thăm con cũng có những vấn đề khó khăn nhất định. Nhưng ông vẫn thấy rằng ông hoàn toàn có thể khắc phục những khó khăn này. Vậy nên, đối với Tòa, vấn đề phải quyết định là làm thế nào đế bảo đảm lợi ích tốt nhất cho bé Hoài A? Do đó, quyết định của Tòa là dựa trên lọi ích tốt nhất cho cháu Hoài A mà không phải lả ưu tiên quyền của bố hay của mẹ. Tôi nghĩ cả hai người đều hiểu rõ và đồng thuận với Tòa về cách tiếp cận này.

Tòa nhận thấy rõ cả hai người đều hết lòng vì bé Hoài A. Minh chứng là cả hai người đều thổng nhất trong việc xác định bà T nên tiếp tục vài trò quan trọng của mình trong chăm sóc bé A.

Vậy, Tòa sẽ lần lượt giải quyết từng mối quan ngại của bà T như sau:

Hoài A còn nhỏ, hiếu động và có bệnh tim bẩm sinh nên Tòa đồng ý công việc chăm sóc cháu bé là rất vất vả và đòi hỏi phái có sự cẩn thận, tỉ mỉ. Tuy vậy, từ khi cháu A chào đời đến nay, ông Q cũng đã không ít lần chăm sóc con qua đêm, thậm chí những lần cháu bé nằm viện, ông Q  cũng đã giúp vợ trông nom, chăm sóc con khi đau ốm nhiều lần nên; không có bằng chứng để cho rằng ông Q không có đủ năng lực làm một người cha thương yêu, chăm sóc con gái. Tàa cũng nhận thấy ông Q hoàn toàn ý thức rõ việc phải cho con uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Việc cháu Hoài A thường hay buồn bã, cáu kỉnh sau mỗi lần đi chơi ở nhà bố về thì Tòa cho rằng, bà T phải có nhiệm vụ an ủi cháu A khi cháu có biểu hiện tâm lý như vậy. Nhưng mặt khác, Tòa cũng cho rằng ông Q cũng phải có trách nhiệm trò chuyên với cháu A để chuẩn bị tinh thần cho cháu trước mỗi khi đưa cháu về với mẹ. Bằng chứng thực tế cho thấy lần nào ông Q chủ ý làm tốt việc này thì cháu A khi trở về với mẹ đều vui vẻ, không quấy khóc. Điều này giúp cho việc đưa cháu trở lại cuộc sống hàng ngày với mẹ một cách êm thấm. Nhưng để làm được chuyện này thì bà T cùng cần biết cách trấn an cháu. Và vì vậy, vấn đề cuối cùng giữa hai ông bà chỉ còn là câu chuyên làm sao để không cãi vã mỗi lần đón và trả con?

Nhưng thực tế thì sáu tháng trở lại đây, hai bên đều đã rất cố gắng để việc đưa đón và trả con diễn ra bình thường, trừ lần gặp sau cùng vừa rồi. Vậy nên Tòa cho rằng, không cần thay đổi quyết định việc Ông Q đến thăm con như đang thực hiện. Và Tòa cũng phải tuyên bố rõ quyết định là hai tuần một lần, ông Q sẽ được quyền đến thăm con một lần vào cuối tuần, cụ thể, thời gian bắt đầu từ 19 giờ tối thứ sáu, tuần thứ hai của tháng cho đến 16 giờ ngày chủ nhật cùng tuần. Bà T có trách nhiệm chuẩn bị và giao toàn bộ liều thuốc dùng cho cháu A trong hai ngày đến ở với bố như đơn thuốc chỉ định của bác sĩ điều trị.

Tòa tin rằng, cả hai người đều sẽ làm tốt quyết định này, vì hai người đều luôn mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con gái bé nhỏ của mình.

Cảm xủc âm tính trong nghề luật luôn được nhận thức là một thách thức, rào cản nghề nghiệp cần vượt qua của người làm nghề. Đó thường là dạng cảm xúc thể hiện sự định kiến, gây bất bình đẳng, phân biệt đối xử, bị tổn thương, xúc phạm đến cá nhân những chủ thể liên quan trong hoạt động hành nghề. Tính chất tiêu cực của những cảm xúc âm tính này được lan truyền từ người hành nghề theo chức danh tư pháp sang cho các chủ thể liên quan, làm giảm hiệu lực, hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc của người hành nghề, dễ dẫn đến xâm phạm các quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng quản lý cảm xúc trong Nghề luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.04163 sec| 1100.625 kb