Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Viễn thính nhi cận thị, dĩ thẩm nội ngoại chi thất, tỉnh đồng dị chi ngôn dĩ tri bằng đảng chi phân, ngẫu ta ngũ chi nhiệm dĩ trách trần ngôn chi thật. Chấp hậu dĩ ứng tiền, án pháp dĩ trị chúng, chúng đoan dĩ tham quan - Hàn Phi Tử - Bi nội
Nhà vua cần phải xem xét sự việc trên nhiều phương diện rồi mới được đưa ra kết luận.
Nhà vua không làm việc chưa có kinh nghiệm, không ăn thức ăn không bình thường, vừa nghe ngóng chỗ xa, vừa quan sát việc xung quanh mình là để nhìn nhận những việc sai trái trong ngoài triều đình; xét lại những lời nói phụ họa và phản đối của bề tôi để khu biệt bǎng đảng, đồng thời xem xét, kiểm nghiệm kết luận trên nhiều phương diện để bóc tách ý kiến thành thật của bề tôi; so sánh kết quả sau khi làm viêc với lời nói trước khi làm việc, trị lý dân chúng theo pháp lệnh, quan sát nhiều mối.
“Chúng đoan” là nhiều phương diện, nhiều góc độ. “Tham quan” là quan sát, đánh giá. “Chúng đoan tham quan” chỉ nhà vua không được dễ dàng tin những lời nói, hành động của bề tôi đều là vì nghĩ cho nhà vua và mang lại hiệu quả thiết thực.
Trâu Kỵ là một vị tể tướng của Tề Uy vương, nguời cao tám thước, dung mạo khôi ngô, tuấn tú, ông là một trong những người đàn ông đẹp nhất nuớc Tề.
Một sớm nọ, sau khi rửa mặt chải đầu, Trâu Kỵ soi gương thấy mặt mày rạng rỡ, tự đắc ý. Bấy giờ, đứng đầu mỹ nam của nước Tề phải kể đến Từ Công ở phía Bắc kinh thành. Trâu Kỵ thầm nghĩ, vẻ đẹp của ta liệu có tư cách so cao thấp với Từ Công không,
Vì vậy, ông đi hỏi vợ: Ta với Từ Công ở phía Bắc kinh thành, ai đẹp hơn?
Khẩu khí bà vợ chắc nịch, lời nói tràn đầy vẻ tự hào: Đương nhiên là tướng công đẹp hơn rồi! Từ Công làm sao có thể sánh ngang với ngài.
Vẻ đẹp của Từ Công được cả nước công nhận, tuyệt đối không phải hư danh. Trâu Kỵ nghe bà vợ cả nói như vậy, sực tỉnh, không dám tin mình thật sự vượt qua Từ Công.
Trâu Kỵ đi hỏi người tiểu thiếp: Ta với Từ Công ở phía Bắc kinh thành, ai tuấn tú hơn?
Người tiểu thiếp nói hơi lấp lửng, nhưng vẫn có cùng nhận xét với người vợ cả: Từ Công nào có tuấn tú như tướng công.
Ngày hôm sau, nhà Trâu Kỵ có khách tới chơi. Trong lúc trò chuyện, Trâu Kỵ chợt nhớ tới chuyện so sánh vẻ đẹp giữa ông và Từ Công, ông hỏi khách: Nhà ngươi thấy ta đẹp hay là Từ Công đẹp?.
Người khách trả lời một câu duy nhất, vẫn là khẳng định Trâu Kỵ đẹp hơn Từ Công: Từ Công không đẹp bằng ngài.
Một ngày nữa lại trôi qua, gặp lúc Từ Công đi ngang qua đường, Trâu Kỵ vội vàng chạy ra nhìn kỹ Từ Công từ đầu đến chân, cảm thấy mình thật sự không đẹp bằng Từ Công. Trâu Kỵ không mất hết hy vọng, trở về nhà, ông ngắm đi ngắm lại dung mạo của mình trong gương, nhưng vẫn không thể không chấp nhận sự thật: Tuy ta không đến nỗi xấu xí, nhưng nếu để so sánh với Từ Công thì vẫn kém xa.
Buổi tối hôm đó, Trâu Kỵ không làm sao chợp mắt được. Ông nghĩ: Ta rõ ràng không đẹp bằng Từ Công, nhưng tại sao những người được ta hỏi đều che mắt ta, nói ta đẹp hơn Từ Công?
Sau nhiều lần suy nghĩ, cuối cùng ông cũng hiểu ra: Vợ cả cho rằng, ta đẹp là vì yêu quý ta, cái đó gọi là khi yêu người ta yêu luôn là người đẹp nhất. Vợ bé nói, ta đẹp hơn Từ Công vì nể sợ ta, không dám nói ta không đẹp, lo vì vậy mà ta mất vui. Còn khách, hắn muốn cậy nhờ ta, mong dùng lời xu nịnh để ta mua hàng cho hắn.
Mặc dù, Trâu Kỵ trằn trọc suốt đêm không ngủ,nhưng sáng ra, ông vẫn lên triều gặp Tề Uy vương. Ông nói với Uy vương rằng: Hạ thần biết mình không đẹp bằng Từ Công. Nhưng vì thê tử của hạ thần rất yêu quý hạ thần; tiểu thiếp của hạ thần nể sợ hạ thần; khách cúa hạ thần muốn cậy nhờ hạ thần, nên tất cả bọn họ đều cố ý nói thần đẹp hơn Từ Công. Ba người họ không hẹn mà cùng lừa dối hạ thần.
Nước Tề ngày nay, đất rộng người đông, phi tần chốn hậu cung không ai không yêu quý đại vương; quần thần trong triều không ai không có tâm lý kính sợ đại vương; dân chúng trong phạm vi cả nước không ai không cậy nhờ đại vương... Từ đó có thể thấy, đại vương bị mọi người che mắt cực kỳ nghiêm trọng.
Tề Uy vương nghe xong, tán thưởng: Tể tuớng nói hay lắm!
Sau một hồi xem xét, tìm hiểu, Tề Uy vương loại trừ mối hoạ bị bề tôi che mắt, đặc biệt ông còn ban một đạo dụ nổi tiếng có tên là Lệnh tiếp nhận lời khuyên như sau: Trong số quân thần trǎm họ, người nào có thể chỉ ra lỗi lầm của ta ngay trước mặt, ta sẽ trọng thưởng, thǎng quan tiến chức cho người đó. Người nào có thể khiến ta nhận ra sai lầm trong các cuộc nghị luận triều chính giữa nơi đông người, ta cũng sẽ trọng thưởng, thǎng quan tiến chức cho người đó.
Từ khi lệnh này được ban ra, sân vua lúc nào cũng đông như chợ. Mấy tháng sau, người tới can gián Tề Uy vương thưa dần. Sau một năm, bá quan vǎn võ vẫn muốn khuyên giải nhà vua để được ban thưởng nhưng họ không tìm ra được cớ gì để nói: Không thể bắt bẻ việc triều chính.
Các nước Yến, Triệu, Hàn, Nguy nghe tin đều bắt chước làm theo. Phương pháp Trâu Kỵ và Tề Uy vương ngăn chặn việc bị người khác che mắt cũng được tác giả của cuốn Chiến quốc sách gọi là “Làm chủ triều đình”, một phương sách cai trị đất nước rất hiệu quả, không cần dùng đến binh đao cũng thu phục được kẻ địch.
Xét kỹ, Trâu Kỵ và Tề Uy vương có thể nhìn thấu những lời bịa đặt, không bị người khác lừa dối chẳng phải vì hai người không nhẹ dạ cả tin. Cũng không phải vì hai người biết suy xét sự việc trên nhiều phương diện, trưng cầu ý kiến của nhiều người. Và chẳng phải Hàn Phi Tử nhấn mạnh đến phạm trù nghĩa trong mưu trí “quan sát nhiều mối”.
Thị cố minh vương bất cử bất tham chi sự, bất thực phi thường chi thực. Viễn thính nhi cận thị, dĩ thẩm nội ngoại chi thất, tỉnh đồng dị chi ngôn dĩ tri bằng đảng chi phân, ngẫu ta ngũ chi nhiệm dĩ trách trần ngôn chi thật. Chấp hậu dĩ ứng tiền, án pháp dĩ trị chúng, chúng đoan dĩ tham quan.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về nhượng quyền thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm