Quy định mới nhất 2025 về quyền nuôi con sau khi ly hôn ?

17/03/2025
Khổng Minh
Khổng Minh
Quy định mới nhất 2025 về quyền nuôi con sau khi ly hôn ?

Xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật hiện nay

1- Luật ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai ?

Sau khi ly hôn, bố mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục:

- Con chưa thành niên,

- Hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

Ba mẹ quay lưng vì không thống nhất quyền nuôi dưỡng con sau ly hôn

Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Đối với con dưới 36 tháng tuổi:

 Con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ các trường hợp:

- Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 Nếu người cha có thể chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi con.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn

-  Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên:

  Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi theo nguyên tắc:

Dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con (tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc con…. để quyết định giao con);

+ Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

+ Bố mẹ đặt tay lên con mong muốn quyền nuôi con thuộc về mình khi li dị

Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

- Người giám hộ đương nhiên theo thứ tự sau:

+ Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).

+Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.

+Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

- Người giám hộ được cử, chỉ định:

+ Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

+ Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Lưu ý: cử, chỉ định người giám hộ cho con từ đủ 06 (sáu) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Điều 81, 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

- Điều 52, Khoản 1 Điều 54 Bộ Luật dân sự 2015.

 Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

Nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và Gia đình

2- Ai được quyền nuôi con khi ly hôn?

Cả bố và mẹ đều có quyền nuôi con khi ly hôn. Tại thời điểm ly hôn, khi con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho mẹ. Khi con từ 36 tháng tuổi trở lên, bố mẹ thỏa thuận quyền nuôi con với nhau.

Nếu không thỏa thuận được sẽ làm theo quy định của pháp luật nêu trên.

Xem thêm Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

3- Đơn phương ly hôn có được quyền nuôi con?

Pháp luật chưa có quy định quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình.

Trong cả hai trường hợp, quyền nuôi con vẫn được ưu tiên cho người mẹ khi con dưới 36 tháng tuổi, trừ các trường hợp được đề cập tại mục: Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Con trên 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không thể thỏa thuận thì theo quy định của pháp luật 

Xem thêm : Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

4- Một số câu hỏi liên quan thường hay gặp về quyền nuôi con khi ly hôn ?

[a] Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức thu nhập cố định để xác định ai có quyền nuôi con. Thay vào đó, Tòa án sẽ xem xét toàn diện và quyết định người trực tiếp chăm sóc con dựa trên khả năng đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ.

Nếu con dưới 36 tháng tuổi, quyền nuôi con thường thuộc về mẹ, trừ khi có lý do đặc biệt. Với trẻ từ 7 tuổi trở lên, Tòa án sẽ cân nhắc thêm nguyện vọng của con khi ra quyết định.

Tóm lại, việc xác định quyền nuôi con không chỉ dựa vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức sống địa phương, tình trạng kinh tế của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu thực tế của trẻ.

[b] Khi ly hôn con 1 tuổi ở với ai?

Con 1 tuổi là dưới 36 tháng tuổi, thì con sẽ ở với mẹ. Đây là quy định mặc định mà pháp luật đưa ra.

[c] Khi nào người bố được quyền nuôi con?

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người bố có quyền nuôi con trong các trường hợp sau:

- Đối với con dưới 36 tháng tuổi: Khi người mẹ không đủ khả năng hoặc điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, và người bố có đủ điều kiện để đảm nhận vai trò này.

- Đối với con từ 36 tháng đến dưới 7 tuổi: Khi cả hai bên đồng thuận rằng người bố sẽ trực tiếp nuôi con.

- Đối với con từ 7 tuổi trở lên: Khi đứa trẻ bày tỏ ý kiến đồng ý sống cùng người bố.

Để có quyền trực tiếp nuôi con, người bố cần đáp ứng các tiêu chí:

- Khả năng tài chính: Có thu nhập ổn định để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con.

- Sức khỏe tốt: Đủ sức khỏe để chăm sóc và bảo vệ con.

 - Môi trường sống phù hợp: Tạo điều kiện sống an toàn, lành mạnh cho trẻ.

- Thời gian dành cho con: Cam kết có đủ thời gian chăm sóc và giáo dục trẻ.

Những quy định ở trên cũng là phần giải đáp khi được hỏi con bao nhiêu tuổi thì bố được quyền nuôi con? Chỉ cần đáp ứng đủ các quy định ở trên là được

Xem thêm Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest 

Cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quy định mới nhất 2025 về quyền nuôi con sau khi ly hôn ? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quy định mới nhất 2025 về quyền nuôi con sau khi ly hôn ? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: infor@everest.org.vn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Quy định mới nhất 2025 về quyền nuôi con sau khi ly hôn ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.23971 sec| 971.531 kb