Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Nhật Bản

"Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người".

- Xixêrôn, Nhà lý luận chính trị La Mã

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Nhật Bản

Các vấn đề về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Nhật Bản được điều chỉnh bởi Đạo luật Luật sư năm 1949 (Đạo luật), các Điều khoản cùa Liên đoàn Luật sư Nhật Bản (Các Điều khoản JFBA) và Bộ quy tắc cơ bản về nghĩa vụ của Luật sư (Quy tắc cơ bản).

Theo quy định của Đạo luật (Điều 22), tất cả Luật sư phải tuân theo Các Điều khoản JFBA và các quy tắc và quy định của Liên đoàn các Hiệp hội Luật sư Nhật Bản (JFBA), bao gồm các Quy tắc cơ bản. Ngoài ra, mọi Luật sư đều phải trải qua một chương trình đào tạo về đạo đức nghề nghiệp.

Bộ quy tắc cơ bản cũng quy định rằng, một Luật sư phải bảo vệ tính độc lập của Hệ thống Tư pháp, tôn trọng sự thật, trung thành, thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp của họ một cách trung thực và công bằng, duy trì và nỏ lực nâng cao uy tín nghề nghiệp. Luật sư cũng không được quảng bá các giao dịch gian lận, bạo lực, vi phạm pháp luật khác hoặc hành vi trái pháp luật.

Liên hệ

1- Nghĩa vụ của Luật sư trong quan hệ với khách hàng:

Trước khi thiết lập quan hệ Luật sư - Khách hàng, Luật sư cần lưu ý và xem xét kỹ các thông tin, đổng thời đánh giá khả năng tiếp nhận vụ việc. Theo quy định, Luật sư không được nhận vụ việc trong các trường hợp sau (ngoại trừ trường hợp khách hàng nêu tại mục (3) đồng ý: (1) Vụ việc Luật sư đã hỗ trợ cho phía bên đối lập sau khi tham vấn hoặc chấp nhận phía bên kia với tư cách là khách hàng của mình; (2) Vụ việc mà Luật sư đã được hỏi ý kiến tham vấn bởi bên kia; (3) Vụ việc mà Luật sư đã từng nhận trước đây do có yêu cầu của bên đối lập; (4) Các vụ việc mà người được ủy quyền giải quyết với tư cách là viên chức trong quá trình thi hành công vụ; (5) Các trường hợp mà Luật sư tham gia với tư cách là người tiến hành các thủ tục bao gồm trọng tài, hòa giải và những thủ tục khác.

Sau khi đã nhận cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, Luật sư phải đưa ra những giải thích hợp lý về triển vọng, các phương pháp xử lý vụ việc cũng như chi phí cho khách hàng. Luật sư không được hứa hẹn, bảo đảm về kết quả vụ việc có lợi cho khách hàng. Đặc biệt, Luật sư không được vay hoặc cho khách hàng mượn tiền, yêu cầu khách hàng bảo đảm khoản nợ cho mình/đứng ra bảo lãnh khoản vay cho khách hàng. Luật sư cần duy trì mối quan hệ tin tưởng với khách hàng, trong trường hợp xảy ra bất kỳ mâu thuẫn, tranh chấp nào với khách hàng, Luật sư nên tìm kiếm sự hòa giải thông qua Đoàn Luật sư nơi họ là thành viên.

2- Nghĩa vụ bảo mật của Luật sư:

Nghĩa vụ bảo mật là bản chất của sự tin cậy giữa Luật sư và khách hàng. Một Luật sư không được tiết lộ hoặc sử dụng mà không có lý do chính đáng thông tin bí mật của khách hàng có được trong quá trình hành nghề. 

Liên quan đến việc lưu trữ và xử lý hồ sơ vụ việc, Luật sư nến thận trọng để không làm rò rỉ thông tin bí mật. Nghĩa vụ bảo mật như vậy cũng mở rộng đối với bí mật của khách hàng của các Luật sư khác trong cùng công ty, và áp dụng ngay cả sau khi Luật sư đã rời khỏi công ty.

3- Xung đột về lợi ích:

Ở Nhật Bản, Đạo luật đã đưa ra hướng dẫn những yếu tố tạo thành xung đột lợi ích. Một Luật sư được coi là có xung đột lợi ích khi rơi vào một số trường hợp sau: (1) Khi Luật sư tư vấn cho người có lợi ích đối lập với khách hàng của Luật sư trong cùng một vụ án; (2) Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho bên thứ ba trước khi khách hàng của họ tham vấn; (3) Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng mà tham gia cùng vụ việc đó với tư cách là viên chức nhà nước hoặc với tư cách là trọng tài viên, hòa giải viên. Bộ quy tắc cơ bản cũng cấm các trường hợp mà Luật sư trước đây đã tham gia vụ việc với tư cách là người tiến hành hòa giải, thương lượng hoặc các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế khác.

Luật sư không thể nhận vụ việc nếu có xung đột lợi ích giữa Luật sư và khách hàng trừ khi được khách hàng đồng ý. Trong một số tình huống, Luật sư có thể đảm nhận vụ việc với sự đóng ý của khách hàng như Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người có lợi ích xung đột với khách hàng trong một vụ việc khác không liên quan, tuy nhiên phải có được sự đồng ý của cả hai. Nếu Luật sư có nhiều khách hàng trong cùng một vụ việc, xét thấy có xung đột lợi ích, Luật sư nên tư vấn cho cả hai khách hàng về khả năng Luật sư rút lui cũng như khả năng ảnh hưởng đến lợi ích của họ.

4- Nghĩa vụ của Luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp, phía đối lập và các cơ quan khác:

Một Luật sư cần thể hiện sự tôn trọng trong quan hệ với Tòa án, Công tố viên và các Luật sư đồng nghiệp ngay cả khi không ở trong phiên tòa, không được có thái độ không đúng mực, cũng như không được lợi dụng bất kỳ mối quan hệ cá nhằn nào, chẳng hạn như mối quan hệ với Thẩm phán, Công tố viên hoặc bất kỳ người nào khác trong cơ quan công quyến liên quan đến tố tụng tư pháp trong quá trình giải quyết vụ việc.

Trong trường hợp bên có quan hệ lợi ích đối lập với khách hàng đã có một Luật sư đủ tiêu chuẩn được chỉ định hợp pháp, Luật sư không được liên hệ hoặc thương lượng trực tiếp với phía bên kia mà không có sự đồng ý của Luật sư đại diện đó mà không có lý do chính đáng, đồng thời Luật sư không được nhận, yêu cầu hoặc hứa chấp nhận bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ phía đối lập của khách hàng liên quan đến vụ việc mà Luật sư đã nhận thực hiện.

5- Quy định về quảng cáo:

Quảng cáo của các Luật sư, Công ty Luật ở Nhật Bản bị cấm cho đến năm 2000, hiện nay việc này đã được cho phép, nhưng vẫn bị hạn chế nghiêm ngặt. Các quy định về quảng cáo của Luật sư và các hướng dẫn liên quan nghiêm cấm quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm, phóng đại, so sánh, bất hợp pháp hoặc vi phạm các quy định của Hiệp hội Luật sư quốc gia và Hiệp hội Luật sư địa phương hoặc gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến nhân phẩm của Luật sư…

Luật sư có thể quảng cáo trên nhiều loại phương tiện truyền thông mà không bị hạn chế, nhưng các từ ngữ, vị trí quảng cáo và phương pháp quảng cáo bị hạn chế nghiêm ngặt như phải duy trì hồ sơ về quảng cáo trong ba (03) năm. Bất kỳ Hiệp hội Luật sư địa phương nào cũng có thể điều tra hồ sơ về quảng cáo đáng ngờ, các dữ kiện liên quan đến quảng cáo, ra lệnh cấm hoặc thực hiện các biện pháp khác.

Sau khi sửa đổi nội dung Quy tắc về quảng cáo, JFBA và nhiều Hiệp hội Luật sư đã thiết lập trang thông tin điện tử (website), và một số đã liệt kê hồ sơ của các Luật sư thành viên của họ. Khi quảng cáo, Luật sư không được thực hiện các hành vi sau đây: Quảng cáo so sánh với các Luật sư cụ thể; các quảng cáo có thể làm ảnh hưởng tới phẩm giá hoặc uy tín của Luật sư; quảng cáo thông qua thăm hỏi hoặc điện thoại cho người mà Luật sư không quen biết; quảng cáo thông qua liên hệ trực tiếp với các bên mà một Luật sư không quen biết. Hơn nữa, Luật sư không nên quảng cáo hoặc quảng bá dịch vụ của mình theo cách có thể làm ảnh hưởng tới phẩm giá của Luật sư.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Nhật Bản

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.05939 sec| 1101.336 kb