Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Singapore

"Bạn sẽ hối tiếc rất nhiều điều trong đời, nhưng bạn sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã quá tốt hay quá công bằng".

Brian Tracy

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Singapore

Nghề Luật sư ở Châu Á nói chung và Singapore nói riêng có lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước Âu - Mỹ.

Nhưng cho đến nay, với sự trỗi dậy của các nền kinh tế đến từ châu Á, vị thế và vai trò của Luật sư ở quốc gia này không ngừng được nâng lên.

Đạo luật Luật sư (Quy tắc Nghề nghiệp) năm 2015 - Legal Profession (Professional Conduct) Rules 2015 - gọi chung là Đạo luật Luật sư Singapore là quy định hiện hành về quy tắc ứng xử khi hành nghề Luật sư tại Singapore. Đạo luật này được áp dụng cho Luật sư Singapore cũng như Luật sư nước ngoài hành nghề tại Singapore.

Liên hệ

Tương tự như Liên đoàn hoặc Đoàn Luật sư tại Việt Nam, Hội Luật sư Singapore có những chức năng và nhiệm vụ chính sau:

(i) Là đầu mối tổ chức những sự kiện, hoạt động nhằm kết nối các Luật sư lại với nhau;

(ii) Là cơ quan tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, tó cáo về Luật sư Singapore;

(iii) Quản lý Văn phòng Dịch vụ Thiện nguyện (Pro Bono Services Office) để tư vấn pháp lý miễn phí cho người nghèo.

Về xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp của Luật sư Singapore, Hội Luật sư Singapore là cơ quan đầu mối tiếp nhận khiếu nại, tố cáo đối với vi phạm đạo đức của Luật sư và sẽ xử lý những khiếu nại, tố cáo này theo hai (02) bước.

Sau khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, Hội Luật sư Singapore sẽ thành lập một Hội đồng Xử lý Kỷ luật (Disciplinary Tribunal) bao gồm hai (02) Luật sư, một (01) nhân viên pháp lý (Legal Officer), và một (01) người không công tác trong lĩnh vực pháp lý nhưng có nhiểu hiểu biết (an Educated Layperson). Sau khi thành lập, Hội đồng Xử lý kỷ luật sẽ xem xét khiếu nại, tổ cáo về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của Luật sư.

Nếu Hội đổng Xử lý kỷ luật xác định có hành vi vi phạm đạo đức thì Hội đồng sẽ gửi kiến nghị lên Văn phòng Luật sư trưởng (Attorney-General’s Chambers) để đề nghị (i) khai trừ Luật sư này khỏi Hội Luật sư Singapore và (ii) truy tố hình sự nếu hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức hình sự. Quyết định xử lý kỷ luật của Hội đồng là quyết định cuối cùng và không thể kháng cáo.

Đạo luật Luật sư (Quy tắc Nghề nghiệp) năm 2015 - Legal Profession (Professional Conduct) Rules 2015 - gọi chung là Đạo luật Luật sư Singapore là quy định hiện hành về quy tắc ứng xử khi hành nghề Luật sư tại Singapore. Đạo luật này được áp dụng cho Luật sư Singapore cũng như Luật sư nước ngoài hành nghề tại Singapore.

Đạo luật được cơ cấu thành bảy (07) phần chính: Phần I nêu định nghĩa về một số thuật ngữ được sử dụng trong Đạo luật; Phần II quy định những quy tắc cho việc hành nghề luật tại Singapore, bao gồm quan hệ với khách hàng, với đồng nghiệp, và với các cá nhân khác; Phần III quy định những quy tắc cho việc thực hành Nghề Luật ở Singapore và ứng xử tại Tòa án Singapore; Phần IV quy định những quy tắc cho việc quản lý và vận hành các tổ chức hành Nghề Luật; Phần V quy định các quy tắc cho việc quảng cáo vể Nghề Luật sư; Phần VI đưa ra những quy định chung khác và Phần VII quy định về việc tài trợ kiện tụng của bên thứ ba.

1- Nguyên tắc cơ bản của Luật sư trong quan hệ với khách hàng:

Đạo luật Luật sư Singapore cũng quy định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa Luật sư Singapore và khách hàng là phải bảo vệ tốt nhất quyển và lợi ích hợp pháp của khách hàng, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và sự lựa chọn của khách hàng cũng như phải bảo đảm bí mật thông tin cho khách hàng. Cụ thể, Luật sư Singapore phải bảo đảm những nguyên tắc cơ bản sau:

(i) Luôn trung thực với khách hàng;

(ii) Trong quá trình tư vấn, người hành nghề luật phải thông báo tất cả những thông tin được biết mà có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

(iii) Làm việc với năng lực và nỗ lực cần thiết trong quá trình cung cấp dịch vụ;

(iv) Bảo đảm rằng bản thân người hành nghề luật có kiến thức và kỹ năng phù hợp cho các vấn đề pháp lý được giao, và áp dụng những kiến thức, kỹ năng đó một cách phù hợp;

(v) Thông báo cho khách hàng tiến độ công việc của mình theo từng giai đoạn;

(vii) Tôn trọng các cuộc hẹn với khách hàng;

(viii) Tư vấn kịp thời cho khách hàng;

(ix) Tuân thủ những yêu cầu hợp pháp và hợp lý mà khách hàng đề ra;

(X) Sử dụng tất cả các phương tiện pháp lý để nâng cao lợi ích của khách hàng; và:

(xi) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu về những yêu cầu từ phía khách hàng cũng như những lời khuyên đưa ra cho khách hàng.

Theo Điều 6 Đạo luật Luật sư Singapore, Luật sư không được phép tiết lộ bất kỳ thông tin mật nào của khách hàng do khách hàng cung cấp hoặc do chính Luật sư tự khai thác được trong quá trình tư vấn, đại diện cho khách hàng.

Nghĩa vụ bảo mật thông tin của Luật sư đối với khách hang cung được quy định trong Đạo luật về Chứng cứ (Evidence Act) của Singapore. Điều 128 Đạo luật này quy định cụ thể việc tiết lộ bất kỳ thông tin mật nào của khách hàng, tư vấn của Luật sư cho khách hàng, thông tin hoặc bất kỳ tài liệu nào mà Luật sư đã nghiên cứu khi thực hiện công việc cho khách hàng là hành vi bị cấm.

Điều 131 Đạo luật về Chứng cứ của Singapore cũng có quy định chung bảo vệ khách hàng không bị buộc phải tiết lộ bất kỳ thông tin nào mà họ đã cung cấp cho Luật sư của mình. Có ba (03) ngoại lệ đối với nghĩa vụ bảo mật thông tin cho khách hàng này như sau: (i) Khách hàng cho phép tiết lộ hoặc nghĩa vụ bảo mật thông tin được miễn trừ theo các hình thức khác; (ii) Thông tin mật khách hàng cung cấp nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc liên quan đến tội phạm hoặc lừa đảo; và: (iii) Khách hàng là nhân chứng trong thủ tục tố tụng, đã dẫn chiếu đến thông tin mật trong quá trình cung cấp chứng cứ cho Tòa án, và Tòa án đã yêu cầu khách hàng tiết lộ thông tin mật đó vì điều này là cần thiết để giải thích chứng cứ mà khách hàng đã cung cấp.

Ngoài ra, liên quan đến các nghi vấn về hành vi rửa tiền mà Luật sư phát hiện được trong quá trình tư vấn cho khách hàng, các quy tắc phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong hoạt động hành nghề luật (The Legal Profession Prevention of Money Laundering and Financing of Terrorism Rules 2015) yêu cầu Luật sư trong quá trình hành nghề nếu phát hiện nghi vấn rửa tiền thì phải dừng ngay việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về nghi vấn này. Việc không báo cáo nghi vấn có thể bị xem là hành vi vi phạm các quy tắc phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bổ, mặc dù có thể có mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp Luật sư.

2- Tính phí khách hàng:

Đạo luật Luật sư Singapore quy định rất rõ nghĩa vụ của Luật sư Singapore phải giải thích cho khách hàng về căn cứ và cách thức tính phí của mình, bao gồm cả những chi phí phát sinh. Tuy nhiên, điểm quan trọng cần lưu ý là Điều 18 Đạo luật Luật sư Singapore cấm tuyệt đối việc tính phí dựa trên kết quả vụ việc (contigency fees).

3- Xung đột lợi ích:

Theo Đạo luật Luật sư Singapore, Luật sư Singapore không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột lợi ích hoặc có khả năng có xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích xảy ra khi quyền lợi của bản thân Luật sư, khách hàng cũ, khách hàng hiện tại khác, hoặc một bên thứ ba có mâu thuẫn với nhau dẫn đến việc Luật sư bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ tốt nhất của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng hiện tại, giữ bí mật thông tin của khách hàng hiện tại. Khi có xung đột lợi ích, người hành nghề luật phải thông báo ngay với khách hàng để giải thích xung đột là gì, ảnh hưởng tới khả năng người hành nghề luật thực hiện nghĩa vụ như thế nào, và quyết định có tiếp tục đại diện cho khách hàng nữa hay không.

Tuy nhiên, trong trường hợp có xung đột lợi ích giữa khách hàng mới và khách hàng cũ, Đạo luật Luật sư Singapore không hoàn toàn hạn chế Luật sư Singapore không được tiếp nhận vụ việc của khách hàng mới, mặc dù không xin được chấp thuận của khách hàng cũ, nếu Luật sư hoặc công ty luật đã áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn và giữ bí mật thông tin của khách hàng cũ và đã thông báo cho khách hàng cũ vể những biện pháp đó.

4- Những vấn đê khác trong quan hệ với khách hàng:

Bên cạnh những nội dung trên, Đạo luật Luật sư Singapore còn có những quy định trong mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng: Luật sư hoặc Tổ chức hành nghề Luật sư tại Singapore hoặc các bên liên kết của họ (như thành viên gia đình của Luật sư, công tỵ con, công ty liên kết của công ty luật...) không được tham gia vào những giao dịch vay tiền, tài sản từ khách hàng (Điều 23 Đạo luật Luật sư Singapore); Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư tại Singapore chỉ được phép mua hàng và tài sản từ khách hàng của mình nếu như giao dịch đó tuân theo giá cả thị trường hoặc được định giá phù hợp từ một tổ chức thứ ba (Điều 24 Đạo luật Luật sư Singapore); Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư tại Singapore hoặc gia đình và bên liên kết của họ khi được khách hàng tặng quà phải yêu cầu thuế một bên độc lập tư vấn cho khách hàng về việc tặng quà đó; và Khi kết thúc vụ việc, người hành nghề luật cần thông báo cho khách hàng biết kết quả vụ việc. Việc kết thúc vụ việc cũng sẽ chấm dứt mối quan hệ Luật sư - Khách hàng.

Ngoài ra, người hành nghề luật cũng có thể chấm dứt mối quan hệ Luật sư - Khách hàng khi người hành nghề luật thông báo trước cho khách hàng một khoảng thời gian phù hợp (việc chấm dứt sẽ không ảnh hưởng nhất định đến lợi ích của khách hàng, và khách hàng hoàn toàn hiểu những hệ luỵ xảy ra khi chấm dứt, và đồng tình với nó): Vì lý do sức khoẻ mà người hành nghề luật không thể tiếp tục công việc; Khách hàng chậm trễ thanh toán chi phí pháp lý; Khách hàng có hành vi lừa dối và đưa ra hồ sơ, tài liệu không chính xác về những chi tiết xảy ra trong vụ việc; Có sự mất lòng tin giữa người hành nghề luật và khách hàng; hoặc, những lý do hợp lý khác.

5- Quan hệ với đồng nghiệp:

Điều 7 Đạo luật Luật sư Singapore quy định những nguyên tắc cơ bản sau trong quan hệ giữa các Luật sư với nhau: Người hành nghề luật phải tôn trọng lẫn nhau trên cương vị là đồng nghiệp trong một ngành nghề cao quý; Người hành nghề luật phải đối xử với nhau dựa trên tinh thần thiện chí cao và mang Lẽ công bằng, để các vấn để pháp lý được giải quyết nhanh chóng và chuyên nghiệp; Người hành nghề luật không được phép giao dịch dưới bất cứ hình thức nào mà có thể gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và vị thế của Tổ chức hành nghề Luật sư hoặc việc hành nghề Luật sư ở Singapore; và Người hành Nghề luật có thể đưa ra lời khuyên (second opinion) cho khách hàng của một người hành nghề luật khác, nhưng không được tìm cách làm ảnh hưởng mối quan hệ Luật sư - khách hàng của người hành nghề luật đó.

6- Ứng xử trong quá trình giải quyết tranh chấp, hòa giải:

Khi tham gia tố tụng, Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư tại Singapore có nghĩa vụ trợ giúp việc thực thi công lý thông qua việc bảo đảm rằng những tài liệu liên quan được đệ trình trước Tòa sẽ bảo đảm tính liêm chính và góp phần thực thi công lý; luôn trung thực và chính xác trong những văn bản liên lạc với những người có liên quan đến vụ việc được đưa ra Toà; không được trình bày, hoặc cho phép trình bày những bằng chứng hoặc thông tin mà người hành nghề luật biết là sai; làm việc dựa trên tinh thần công bằng, ngay thẳng, hiệu quả cao; và phải tuân thủ với tất cả những quy định và pháp luật hiện hành.

Đối với Tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp khác như trọng tài, hòa giải viên, Luật sư Singapore phải tôn trọng Tòa án, trọng tài viên, hòa giải viên hoặc các cá nhân khác thực hiện quá trình giải quyết tranh chấp (Điều 8A và Điểu 13 Đạo luật Luật sư Singapore). Luật sư phải lịch sự khi trình bày sự việc của mình và làm việc có thiện chí trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp.

Luật sư Singapore không được giúp đỡ hoặc cho phép khách hàng của mình thực hiện các hành vi lừa dối trọng tài viên, người hòa giải, hoặc những cá nhân đứng ra tổ chức quá trình giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Luật sư Singapore có nghĩa vụ trợ giúp thực thi công lý thông qua việc bảo đảm rằng khách hàng không lừa dối hoặc có những hành vi không phù hợp trước Tòa án (Điều 10 Đạo luật Luật sư Singapore). Luật sư Singapore không được thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức hoặc không phù hợp, ngay cả khi những hành vi đó sẽ giúp ích cho khách hàng của mình. Khi làm việc với nhân chứng,

Luật sư Singapore phải ứng xử phù hợp với nhân chứng, ngay cả khi những bằng chứng đưa ra bởi nhân chứng đó là chóng lại khách hàng cùa mình và phải cân nhắc thấu đáo vé nội dung và hình thưc nhưng câu hỏi được đặt ra cho nhân chứng.

7- Tài trợ chi phí tố tụng của bên thứ ba:

Một trong những vấn để chưa rõ trong pháp luật Việt Nam là liệu việc một bên thứ ba thỏa thuận tài trợ chi phí pháp lý cho một vụ kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài và được hưởng toàn bộ hoặc một phần số tiền thu được từ vụ kiện đó, có phải là một thỏa thuận hợp pháp hay không. Ý kiến ủng hộ thì cho rằng thỏa thuận này không vi phạm bất kỳ trường hợp hợp đồng vô hiệu nào nên phải được xem là có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, ý kiến không ủng hộ thì cho rằng hiện nay chưa có bất kỳ văn bản nào quy định vê việc này nên việc này không khả thi.

Việc tài trợ chi phí tố tụng của bên thứ ba dường như là được phép theo pháp luật Singapore khi Đạo luật Luật sư Singapore có những quy tắc cụ thể về việc Luật sư Singapore phải công khai việc tài trợ chi phí vụ kiện và những hành vi bị nghiêm cấm trong việc tài trợ vụ kiện. Cụ thể, Điều 49A Đạo luật Luật sư Singapore yêu cầu Luật sư Singapore phải công khai trước Tòa hoặc trọng tài, và các bên trong vụ tranh chấp về việc tài trợ từ bên thứ ba đối với những chi phí liên quan đến vụ tranh chấp và danh tính của bên thứ ba. Tuy nhiên, Điều 49B Đạo luật Luật sư Singapore quy định những hành vi bị nghiêm cấm gồm việc Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư tại Singapore được sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phần hoặc quyền sở hữu của bên thứ ba tài trợ chi phí tố tụng mà Luật sư hoặc Tổ chức hành nghề Luật sư tại Singapore đã giới thiệu bên thứ ba đó cho khách hàng của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp, hoặc bên thứ ba đó đã tài trợ cho khách hàng của Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư tại Singapore.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư tại Singapore

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40088 sec| 1140.164 kb