Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
“Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất là khi khách hàng không cần gọi cho bạn, không cần nói chuyện với bạn, mà dịch vụ đó chỉ đơn thuần diễn ra”.
- Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Amazon
Danh dự, uy tín, trạng thái tích cực hay tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư gắn liền với quá trình giao kết các mối quan hệ với khách hàng.
Tính chất đạo đức trong hành vi ứng xử của luật sư có thể nói là bản chất của mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, là một trong những yếu tố góp phần quyết định sự thành công trong sự nghiệp của luật sư và cũng giúp luật sư hiểu được bản chất mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, thấy được bổn phận trách nhiệm của luật sư trong hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng để từ đó củng cố lòng tin của khách hàng vào luật sư, góp phần xây dựng hình ảnh cao đẹp của người luật sư trong xã hội.
Hiểu được tầm quan trọng của sứ mệnh đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, Công ty Luật TNHH Everest đã lập ra Bộ “10 quy tắc ứng xử của luật sư” tại công ty.
Các tổ chức hiện nay đều xây dựng một bộ quy tắc ứng xử riêng của tổ chức mình phù hợp với cơ cấu tổ chức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh… mà tổ chức đang hoạt động. Các quy tắc ứng xử này không phải là một tài liệu pháp lý bắt buộc dành cho nhân viên nhưng đó lại là một văn bản tập hợp đầy đủ các quy tắc, nguyên tắc, quy định mà tổ chức đề ra cho nhân viên.
Mục đích của việc xây dựng những quy tắc này là định hướng cho các quyết định, quy trình và hệ thống của tổ chức, đồng thời đóng vai trò như một nền tảng ảnh hưởng đến các hoạt động thành công của tổ chức. Một trong những quy tắc ứng xử được các tổ chức được ưu tiên hàng đầu đó là quy tắc ứng xử với khách hàng bởi trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Do đó, việc xây dựng một quy chế về quy tắc về ứng xử với khách hàng là rất cần thiết đối với mỗi tổ chức.
Quy chế về quy tắc ứng xử với khách hàng là văn bản tập hợp các quy tắc, quy định về hành vi ứng xử, thái độ hành động của nhân viên công ty đối với khách hàng cũng như cách xử lý và giải quyết tình huống liên quan đến khách hàng hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho khách hàng mang lại lợi ích cao nhất cho công ty.
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, cùng một sản phẩm dịch vụ với chất lượng như nhau nhưng có vô vàn đơn vị cung cấp. Tuy nhiên, người ta sẽ chỉ tìm đến hoặc giới thiệu cho người quen của mình những đơn vị có thái độ phục vụ tốt, lời nói, hành động tạo được thiện cảm, cách nói chuyện tinh tế, thuyết phục mà lịch thiệp. Họ có thể trở thành những vị khách tiềm năng, trung thành đem lại doanh số cao và mở rộng tệp khách hàng cho các doanh nghiệp.
Tổ chức muốn kiến tạo, duy trì và quản trị văn hóa ứng xử nơi công cộng của nhân viên công ty với khách hàng có hiệu quả và bền vững thì việc xây dựng một quy chế về quy tắc ứng xử với khách hàng chính là giải pháp hệ thống được nhân viên tự giác chấp hành.
Vì những lý do trên, việc mỗi tổ chức xây dựng một quy chế về quy tắc ứng xử với khách hàng cho tổ chức là điều cần thiết cho hoạt động kinh doanh của tổ chức. Điều này giúp cho tổ chức hướng tới xây dựng được môi trường văn hóa của mình, tạo nên sự khác biệt và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tổ chức.
Văn hóa ứng xử giúp bạn kết nối với khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu cần của khách. Ứng xử thông minh có nghệ thuật sẽ là yếu tố tiên quyết quyết định thành công cho doanh nghiệp. Để có thể làm chủ được kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng của mình, mỗi cá nhân và doanh nghiệp có thể tham khảo các cách thức sau:
Tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu khách hàng
Chủ động xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Trang phục phù hợp với công việc
Giao tiếp đúng trọng tâm, đúng thông tin khách hàng cần
Nói và thể hiện những cảm xúc tích cực, tốt đẹp khi giao tiếp
Kiên nhẫn với khách hàng
Chủ động nhận lỗi với khách hàng nếu có sai sót
Luôn tỏ thái độ cầu thị, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
Học cách đối xử bình đẳng với khách hàng
Làm cho khách hàng hài lòng
1- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng.
2- Tiếp nhận vụ việc của khách hàng
Luật sư không phân biệt đối xử về tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, khuyết tật khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng. Luật sư chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng.
3- Thù lao luật sư
Luật sư có trách nhiệm tư vấn cho khách hàng quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao và thỏa thuận rỗ ràng vể mức thù lao, chi phí này trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
4- Thực hiện vụ việc của khách hàng
Luật sư chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết. Luật sư không từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Luật sư có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, hoàn trả tài liệu, hồ sơ mà khách hàng giao theo quy định của pháp luật.
5- Từ chối nhận, từ chối thực hiện vụ việc
Luật sư từ chối nhận vụ việc, hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng trong các trường hợp:
(a) Không đủ khả năng chuyên môn hoặc điểu kiện thực tế đề thực hiện vụ việc;
(b) Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn do luật sư đưa ra hoặc yêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái pháp luật;
(c) Khách hàng đe dọa, ép buộc hoặc lừa dối luật sư;
(d) Khách hàng có thái độ không tôn trọng hoặc vi phạm cam kết đối với luật sư;
(e) Có sự xung đột về lợi ích giữa các khách hàng.
6- Giải quyết xung đột về lợi ích
Luật sư từ chối tiếp tục cung cấp dịch vụ pháp lý trong trường hợp có sự đối lập vể quyền lợi hoặc xung đột về lợi ích giữa các khách hàng.
7- Đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ
Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý, luật sư thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý.
8- Giữ bí mật thông tin
Luật sư có trách nhiệm giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và khi đã kết thúc dịch vụ đó trừ trường hợp được khách hàng đồng ý.
9- Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng
Khi tiếp nhận yêu cầu khiếu nại của khách hàng, luật sư có thái độ ôn hòa, chủ động thương lượng, hòa giải với khách hàng. Trường hợp thương lượng, hòa giải không có kết quả, luật sư hướng dẫn khách hàng thủ tục khiếu nại tiếp theo để quyền lợi của khách hàng được giải quyết theo quy định.
10- Những việc luật sư không được làm
(a) Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
(b) Nhận tiền, lợi ích vật chất từ người thứ ba để gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;
(c) Xúi giục, kích động khách hàng thực hiện hành vi trái pháp luật;
(d) Tạo ra các tình huống xấu, thông tin sai sự thật, hoặc sử dụng thông tin biết được từ vụ việc đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân;
(e) Đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp để lừa dối khách hàng;
(f) Thông tin cho khách hàng về mối quan hệ cá nhân của mình đối với các cơ quan, công chức nhà nước hoặc cam kết bảo đảm kết quả vụ việc đề lôi kéo khách hàng.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm