Sửa đổi nội dung hợp đồng theo ý chí của các bên

26/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Sửa đổi nội dung hợp đồng theo ý chí của các bên được quy định và thực hiện như thế nào? Sau đây Công ty Luật TNHH Everest xin gửi tới quý bạn đọc nội dung sau:

 

 

việc thuyết trình Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Sửa đổi nội dung hợp đồng theo ý chí của các bên

 

 

Sửa đổi nội dung hợp đồng theo ý chí của các bên là việc các bên chủ thể đã tham gia giao kết hợp đồng , bằng ý chí tự nguyện của mình , thỏa thuận để thay đổi một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết . Điều này xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí trong việc giao kết hợp đồng , các bên có thể tự do sửa đổi hợp đồng nếu như hợp đồng đã có hiệu lực nhưng chưa được thực hiện hoặc mới được thực hiện một phần . Khi thỏa thuận sửa đổi hợp đồng có hiệu lực , hợp đồng ban đầu vẫn tiếp tục có hiệu lực , chỉ các điều khoản đã được chỉnh sửa bằng thỏa thuận sửa đổi hợp đồng không còn hiệu lực . Như vậy , sau khi thỏa thuận về sửa đổi hợp đồng có hiệu lực , luật sư tư vấn cho các bên thực hện hợp đồng theo những nội dung của hợp đồng không bị sửa đổi và những nội dung được sửa đổi.

 

 

Có nhiều lý do dẫn đến các bên phải sửa đổi hợp đồng trong quá trình hợp đồng được thực hiện và các bên nhờ đến luật sư tư vấn. Có thể kể đến những lý do như: Hợp đồng có nhiều “ lỗi” dẫn đến cần phải sửa đổi hợp đồng để thực hiện phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các bên hoặc có các tình huống phát sinh các bên không dự tính được và thỏa thuận sửa đổi hợp đồng để thực hiện hoặc chỉ đơn giản là một bên chủ thể muốn thay đổi thỏa thuận trong hợp đồng...

 

 

Thứ nhất, quy trình sửa đổi và các điều kiện để sửa đổi hợp đồng có hiệu lực

 

 

Về cơ bản , quy trình sửa đổi hợp đồng cũng giống như quy trình đàm phán , soạn thảo , ký kết hợp đồng , vì bản chất kết quả của sửa đổi hợp đồng là hình thành một hợp đồng mới . Trong trường hợp này , đầu tiên các bên tiến hành đàm phán lại nội dung cần sửa đổi , sau đó đến dự thảo và ký kết . Trong hầu hết các trường hợp , một bên chủ thể không chịu sức ép pháp lý phải sửa đổi hợp đồng và chỉ đồng ý nhượng bộ được đền bù bằng lợi ích nào đó .

 

 

Ví dụ , công ty kinh doanh bất động sản ( bên thuê ) sẽ không đồng ý giảm giá trong hợp đồng thuê trụ sở dài hạn , kể cả khi giá thuê trên thị trường đã giảm , trừ khi bên cho thuê đạt được nhượng bộ có đi có lại từ phía bên thuê như giảm một phần diện tích bãi đỗ xe được dành cho bên thuê .

 

 

Về các điều kiện sửa đổi hợp đồng phải thỏa mãn để có hiệu lực :

 

 

Các hợp đồng thường có các điều khoản chi phối cách thức sửa đổi hợp đồng . Một thỏa thuận thường thấy trong các hợp đồng là : “ Các sửa đổi đối với hợp đồng này và các phụ lục chỉ có hiệu lực khi được các bên ký vào hợp đồng bằng văn bản ” . BLDS năm 2015 cũng quyđịnh “ Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu”. Ngoài ra, với bản chất là một hợp đồng, do vậy, sửa đổi hợp đồng cũng phải thoả mãn các điều kiện hợp đồng có hiệu lực theo quy định tại điều 117 BLDS năm 2015

 

 

Như vậy , luật sự cần lưu ý các điều kiện để sửa đổi hợp đồng có hiệu lực như sau:

 

 

( i ) Chủ thể hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập . Người ký sửa đổi hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của các bên . Trong một số trường hợp giao dịch có giá trị lớn hoặc giao dịch giữa công ty với người có liên quan thì còn phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên , Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông

 

 

( ii ) Nội dung và mục đích sửa đổi hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội .

 

 

( iii ) Việc sửa đổi hợp đồng tuân theo hình thức của hợp đồng đã giao kết ban đầu . Nghĩa là , đối với hợp đồng thông thường thì việc ghi nhận hình thức sửa đổi như thế nào do các bên thỏa thuận trong hợp đồng được giao kết ban đầu . Đối với những hợp đồng được lập thành văn bản , được công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân thủ hình thức đó .

 

 

( iv ) Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân theo thỏa thuận về sửa đổi hợp đồng trong hợp đồng đã giao kết ban đầu .

 

 

( v ) Đảm bảo ý chí tự nguyện của các bên khi sửa đổi hợp đồng .

 

 

( vi ) Việc sửa đổi hợp đồng không được gây thiệt hại cho người thứ ba , trường hợp người thứ ba có lợi ích liên quan từ hợp đồng thì việc sửa đổi hợp đồng phải được người thứ ba đồng ý .

 

 

Thứ hai , kỹ thuật sửa đổi

 

 

- Cách sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng : Luật sư lưu ý, có hai cách tiếp cận sửa đổi điều khoản trong hợp đồng. Có thể lên dự thảo các sửa đổi làm thay đổi các điều khoản hiện có để sửa lại ngôn từ hoặc thông báo lại toàn bộ nội dung khoản này

 

 

Ví dụ : hãy xem xét điều khoản sau :

 

 

“ 10,4 . Bên thuê không được phép tham gia bất cứ giao dịch cho thuê lại tầng 32 , ngoại trừ các công ty mà Bên cho thuê chấp thuận . ”

 

 

Các bên muốn sửa lại điều khoản này để cho các bên liên kết của Bên thuê được thuê lại mà không cần phải có chấp thuận từ phía Bên cho thuê , có thể dự thảo việc sửa đổi này theo hai cách :

 

 

Cách thứ nhất , chỉ chỉnh sửa về ngôn từ : “ Mục 10.4 được sửa đổi lại toàn bộ như sau:

 

 

Bên thuê không được phép tham gia bất cứ giao dịch cho thuê lại tầng 32 , ngoại trừ các bên liên kết của Bên thuê và các công ty mà Bên cho thuê chấp thuận . ”

 

 

Ưu điểm của cách sửa đổi đầu tiên là ngắn gọn hơn nhưng hạn chế là điều khoản khó đọc hơn . Người đọc sẽ không thể hiểu được nếu không tham khảo chéo hợp đồng được giao kết ban đầu . Cách sửa đổi thứ hai mặc dù dài hơn nhưng là cách được ưa chuộng hơn vì dễ dàng hơn và thuận tiện , dễ thực hiện hơn cho các chủ thể thực hiện hợp đồng .

 

 

Sửa đổi bằng cách xoá hoặc thêm điều khoản:

 

 

Ví dụ:

 

 

“ Mục 3.1.b được xoá bỏ hoàn toàn”

 

 

“ Sửa đổi mục 7.1 bằng cách thêm mệnh đề (d) ở cuối mục này: (d) Ngày xác định một bên đơn phương huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng là i) Sau 15 ngày kể từ ngày một bên gửi văn bản yêu cầu Bên kia tiếp tục thực hiện công việc theo Hợp đồng mà không nhận được kết quả hoặc trả lời bằng văn bản của Bên kia; ii) hoặc là một bên tuyên bố không tiếp tục thực hiện Hợp đồng bằng văn bản

 

 

Trong trường hợp sửa đổi, xoá bỏ hoặc thêm mới các điều khoản, luật sư nên chú tâmvafo việc tham khảo chéo đến hợp đồng được giao kết ban đầu. Ví dụ, nếu một điều khoản đòi hỏi phải đánh số lại một số điều khoản đăng sau nó thì gợi ý hay ở đây là nên để ở phần văn bản trống một lưu ý “bỏ qua có chủ đích". Điều này khiến trật tự đánh số vẫn giữ nguyên

 

 

- Hình thức của việc sửa đổi: Hình thức của việc sửa đổi hợp đồng trên thực tế là do các bên chủ thể tự lựa chọn hoặc theo thói quen. Thỏa thuận về sửa đổi hợp đồng có thể tồn tại dưới nhiêu hình thức pháp lý khác nhau như Phụ lục hợp đồng, Hợp đồng sửa đổi Hợp đồng XYZ (Hợp đồng XYZ là hợp đồng được giao kết ban đầu), Bản cam kết, hoặc trong những trường hợp sửa đổi đơn giản một bên gửi công văn cho phía bên kia và bên kia gửi công văn đồng ý... Dù ở hình thức nào thì luật sư cũng cần lưu ý rằng bản chất của thỏa thuận này là một hợp đồng.

 

 

Hình thức thông thường nhất của sửa đổi hợp đồng là dưới dạng Phụ lục hợp đồng hoặc Hợp đồng sửa đổi Hợp đồng XYZ. Luật sư sẽ thiết kế sửa đổi hợp đồng như một hợp đồng chính thức gồm có tiêu đề, căn cứ, tên điều khoản, đề mục, chữ ký các bên…

 

 

Luật sư cần phân biệt sửa đổi hợp đồng với sửa đổi và trình bày lại hợp đồng và lựa chọn hình thức nào phù hợp. Một bản sửa đổi và trình bày lại hợp đồng là một dạng sửa đổi, chỉnh lại hợp đồng được giao kết ban đầu bằng cách trình bày lại toàn bộ hợp đồng đó, với những điểm sửa đổi được đưa vào phần nội dung của hợp đồng mới. Cách sửa đổi này được sử dụng khi có nhiều thay đổi được các bên thoả thuận lại, trong trường hợp các nội dung được sửa đổi “ giăng mác” khắp cả hợp đồng hoặc trong hoàn cảnh các sửa đổi khó theo dõi để thực hiện

 

 

Thứ ba, lưu ý đối với việc sửa đổi hợp đồng đã chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao yêu cầu

 

 

Thông thường sau khi hợp đồng được ký kết, các bên chủ thể phải thực hiện đến cùng các quyền và nghĩa vụ của mình đối với phía bên kia. Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện hợp đồng, vì nhiều lý do khác nhau mà bên nghĩa vụ hoặc bên có quyền đã chuyển giao nghĩa vụ hoặc chuyển giao quyền yêu cầu cho chủ thể khác. Hậu quả pháp lý khác nhau của việc chuyển giao quyền yêu cầu là người chuyển giao không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Còn đối với chuyển giao nghĩa vụ, bên chuyển giao nghĩa vụ cũng không phải thực hiện nhiều nghĩa vụ đã được chuyển giao và không phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ.

 

 

Như vậy, trong những hợp đồng có sự chuyển giao quyền hoặc chuyển giao nghĩa vụ thì bên có quyền đã chuyển giao và bên có nghĩa vụ đã chuyển giao không chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền của bên thể quyền và thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ.

 

 

Tuy nhiên, luật sư cần lưu ý trong những trường hợp các bên sửa đôi hợp đồng ban đầu thì người được chuyển giao không chịu ràng buộc của thỏa thuận sửa đổi khi đã thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền. Tương tự như vậy, một bên trong hợp đồng đang được sửa đổi sẽ muốn tránh rủi ro khi quyền của bên kia đã được chuyển giao lại cho bên thứ ba có thể chịu ràng buộc của thoả thuận sửa đổi. chính vì vậy, sửa đổi hợp đồng đã chuyển giao quyền phải được thông báo và đạt được sự thoả thuận của bên thế quyền và bên thế nghĩa vụ thì mới đảm bảo ràng buộc các điều khoản đã sửa đổi trong trường hợp những nghĩa vụ đó chưa được thực hiện hoàn tất.

 

 

Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) A và Công ty cổ phần B ký kết hợp đồng cơ khí. Theo hợp đồng, công ty A là bên nhận gia công. Do có khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, công ty A đã chuyển giao việc thực hiện nghĩa vụ gia công cho công ty C để đảm bảo đúng tiến độ hợp đồng. Đại diện của ba công ty là Công ty A, công ty B và công ty C đã ký kết Phụ lục hợp đồng để chuyển giao nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho Công ty C đã ký kết Phụ lục Hợp đồng để chuyển giao nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho Công ty C . Còn lại các điều khoản khác không thay đổi như việc thanh toán thì công ty B vẫn phải thanh toán cho công ty A theo thoả thuận hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty A và Công ty B sửa đổi điều khoản bảo hành thì việc sửa đổi này phải thông báo và đạt được sự chấp thuận của Công ty C để ràng buộc Công ty C đối với sửa đổi này.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực thương mại được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhTrường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.  

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Sửa đổi nội dung hợp đồng theo ý chí của các bên

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.14276 sec| 978.305 kb