Tin tức

Những quy định chung về giải quyết việc dân sự
Sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội dẫn đến sự đa dạng các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Ngay đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại toà án, ngoài việc có quyền khởi kiện vụ án dân sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức còn có quyền yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Xét xử tái thẩm vụ án dân sự
Thủ tục tái thẩm và thủ tục giám đốc thẩm là hai thủ tục tố tụng độc lập của tố tụng dân sự. Tuy vậy, hai thủ tục này vẫn có những vấn đề giống nhau cơ bản vì đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để bảo đảm cho bản án, quyết định hợp pháp và có căn cứ. Do đó, Điều 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định các vấn đề thẩm quyền, thời hạn, phạm vi và thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm giống như ở thủ tục giám đốc thẩm.

Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự
Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà toà án và các đương sự đã không biết được khỉ toà án giải quyết vụ án.
Tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như thủ tục giám đốc thẩm. Trong đó, toà án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Tuy vậy, việc xét lại bản ăn, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật.của toà án trong việc giải quyết vụ án. Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 351 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.