Những quy định chung về giải quyết việc dân sự
1- Nguyên tắc giải quyết việc dân sự
Sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội dẫn đến sự đa dạng các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Ngay đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại toà án, ngoài việc có quyền khởi kiện vụ án dân sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức còn có quyền yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Thủ tục giải quyết các yêu cầu đó của các chủ thể tại toà án được gọi là thủ tục giải quyết việc dân sự.
Theo Điều 361 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, việc giải quyết các việc dân sự được thực hiện theo các quy định tại Phần thứ sáu của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và các quy định khác của Bộ luật này nếu không trái với quy định của Chương này. Theo đó, thủ tục giải quyết việc dân sự được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản quy định từ Điều 3 đến Điều 25 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và các quy định khác của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 nếu không trái với quy định của Phần thử sáu như các quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của toà án, thành phần giải quyết việc dân sự, chứng cứ và chứng minh, thời hiệu giải quyết yêu cầu, cấp, thông báo, tổng đạt các văn bản tố tụng V.V..
Tuy nhiên, do đa số việc dân sự có đặc tính là các bên không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ mà chỉ yêu cầu toà án công nhận cho mình các quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động nên pháp luật quy định thủ tục giải quyết việc dân sự có những điểm khác so với thủ tục giải quyết vụ án dân sự như thời hạn giải quyết việc dân sự thường ngắn hơn, thủ tục giải quyết đơn giản hơn, thành phần giải quyết việc dân sự không có hội thẩm nhân dân tham gia, đối với đa số các loại việc dân sự toà án không tiến hành hoà giải, tất cả các phiên họp giải quyết việc dân sự bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện viện kiểm sát cùng cấp v.v...
2- Thành phần giải quyết việc dân sự
Thành phần giải quyết việc dân sự được pháp luật quy định có thể do một hoặc ba thẩm phán tiến hành. Đối với các việc dân sự, đương sự yêu cầu toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lí là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ của họ việc giải quyết thường đơn giản, ít phức tạp hơn so với việc giải quyết vụ án dân sự. Các tình tiết, sự kiện của sự việc đã được xác định thông qua lời thừa nhận, thống nhất của các đương sự hoặc các bên không phản đổi chứng cứ, yêu cầu của nhau hoặc xem xét tính hợp pháp của một sự kiện pháp lí. Vấn đề chỉ còn ở chỗ áp dụng pháp luật để công nhận hay không công nhận các yêu cầu mà các bên đưa ra. Vì vậy, Điều 67 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định việc giải quyết việc dân sự do một thẩm phán tiến hành. Quy định này nhằm bảo đảm việc giải quyết việc dân sự được nhanh chóng, giảm bớt chi phí tố tụng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước đồng thời giúp cho thẩm phán có thể chủ động trong công việc của mình, nâng cao trách nhiệm cá nhân của thẩm phán, thực hiện những bước đi cơ bản của công cuộc cải cách tư pháp.
Đối với việc giải quyết yêu cầu huỷ quyết định của trọng tài thương mại do một tập thể gồm ba thẩm phán giải quyết. Bởi, khác với các loại việc dân sự khác, tính chất của loại việc này phức tạp hơn. Tuy toà án không phải giải quyết về mặt nội dung các yêu cầu dân sự nhưng phải xem xét để công nhận hay huỷ quyết định của một cơ quan tài phán khác về việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Hơn nữa, việc. giải quyết tranh chấp lãnh doanh, thương mại bằng con đường trọng tài trước đó có thể do một trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên. Đo đó, loại việc này đòi hỏi phải được xem xét bằng một hội đồng gồm ba thẩm phán. Để tránh sự khiếu nại từ phía các đương sự thì chánh án toà án không nên phân công thẩm phán đã ra quyết định việc chỉ định hoặc thay đổi trọng tài viên tham gia hội đồng xét xử xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Do các vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng trọng tài phát sinh trong hoạt động thương mại cho nên chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh cần phân công thẩm phán toà lánh tế xem xét giải quyết.
Đối với yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán, quyết kinh doanh thương mại, lao động của trọng tài nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 4, 5 Điều 31 và khoản 3, 4 Điều 33 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 do tập thể gồm ba thẩm phán giải quyết.
3- Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
Việc giải quyết việc dân sự được tiến hành công khai theo nguyên tắc trực tiếp và bằng lời nói. Tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự phải được triệu tập tham gia phiên họp. Theo Điều 367 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp cần xem xét, đánh giá lời khai của người làm chứng hoặc kết luận của người giám định tại phiên họp, thẩm phán sẽ quyết định triệu tập người làm chứng, người giám định. Đối với trường hợp có đương sự không sử dụng được tiếng Việt, toà án sẽ triệu tập người phiên dịch tham gia phiên họp. Trong trường họp có người tham gia phiên họp đã được triệu tập vắng mặt, toà án sẽ quyết định hoãn phiên họp nếu:
- Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất;
- Vắng mặt người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nếu sự tham gia tố tụng của họ là cần thiết;
Điểm mới của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 là toà án không hoãn phiên họp trong trường hợp vắng mặt kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp.
Người yêu cầu sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu nếu họ đã được triệu tập hợp lệ tham gia phiên họp đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt và toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp này, khoản tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bị sung công quỹ nhà nước. Tuy nhiên, không vì thế mà họ mất quyền yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự trong thời gian tiếp theo. Có nghĩa là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự, người yêu cầu có quyền nộp đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho toà án để toà ấn giải quyết việc dân sự đó. Thủ tục yêu cầu sẽ được tiến hành theo quy định chung, không phụ thuộc vào việc trước đó, đương sự đã từng có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Phiên họp giải quyết việc dân sự còn có sự tham gia của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 không có quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất thì toà án hoãn phiên họp. Toà án có thể triệu tập người làm chứng, người phiên dịch, người giám định tham gia phiên họp. Theo quy định tại Điều 20 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì phải có người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng sử dụng tiếng dân tộc của họ hoặc khi người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người giám định phải tham gia phiên họp đối với trường hợp kết luận giám định chưa rõ ràng, có mâu thuẫn cần phải kiểm tra và xác định thêm.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm