Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự

06/06/2024
Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Kim Chi
Khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự bao gồm khởi kiện của người khởi kiện (khởi kiện của nguyên đơn), khởi kiện của bị đơn (trong trường hợp có yêu cầu phản tố) và khởi kiện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trong trường hợp có yêu cầu độc lập). Thực hiện tốt kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự, tạo tiền đề thực hiện tốt các kỹ năng khác trong quá trình tham gia tranh tụng vụ án dân sự, Luật sư cần nắm vững các kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng xác định điều kiện khởi kiện; tiếp xúc, trao đổi với khách hàng; chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện và tư vấn khiếu nại khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện.

1- Kỹ năng xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự

Xác định điều kiện khởi kiện là kỹ năng cơ bản, cốt lõi Luật sư cần phải nắm vững khi thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự. Trên cơ sở đánh giá, xác định điều kiện khởi kiện, Luật sư thực hiện các chuỗi kỹ năng khác trong giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án dân sự như tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.

Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước.

Việc khởi kiện vụ án dân sự phải bảo đảm điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự căn cứ quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các quy định khác của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Tiếp xúc với khách hàng của Luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp khách hàng xác định những thuận lợi, khó khăn khi khởi kiện, từ đó tư vấn cho khách hàng quyết định khởi kiện hay không khởi kiện trên cơ sở đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án dân sự. Trong trường hợp khách hàng quyết định việc khởi kiện, Luật sư hỗ trợ về mặt pháp lý cho họ bằng việc chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện cho khách hàng, nộp hồ sơ khởi kiện và tư vấn cho khách hàng khiếu nại trong trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện.

[a] Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng

Khi tiếp xúc với khách hàng ở giai đoạn khởi kiện vụ án, Luật sư cần có kỹ năng lắng nghe lời trình bày của khách hàng về các tình tiết vụ việc, xác định nội dung tranh chấp và mong muốn, yêu cầu của họ. Trên cơ sở đó, Luật sư đối chiếu tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp và trao đổi về những tình tiết pháp lý của tranh chấp mà khách hàng chưa trình bày, trình bày còn thiếu, chưa rõ ràng, có sự mâu thuẫn. Ví dụ: khi khách hàng có tranh chấp ly hôn, họ chỉ trình bày về quan hệ hôn nhân, mâu thuẫn vợ chông và yêu câu: vợ chồng kết hôn năm 1999, sau đó có sự mâu thuẫn và khách hàng muốn ly hôn. Luật sư phải xác định được các tình tiết khách hàng trình bày còn thiếu như việc họ kết hôn có đăng ký kết hôn hay chỉ chung sống như vợ chồng, thời điểm vợ chồng mâu thuần, nguyên nhân mâu thuẫn; hiện tại họ sống chung hay ly thân... Từ đó, Luật sư sử dụng kỹ năng hỏi, trao đổi với khách hàng, xác định thêm các tình tiết này mới có thể hiểu rõ được tương đối đầy đủ về căn cứ ly hôn.

Ngoài các tình tiết pháp lý, Luật sư cần trao đồi, xác định đầy đủ các tình tiết khác, lưu ý các tình tiết liên quan đến bối cảnh của tranh chấp, cũng như mong muốn, nguyện vọng, yêu cầu cụ thể ban đầu của khách hàng. Đó là các tình tiết liên quan đến chủ thể tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên tranh chấp, nguyên nhân, động cơ dẫn đến tranh chấp... Nhiều tranh chấp dân sự có chủ thể là người già, trẻ em, phụ nữ; người dân tộc thiêu số, một số ít vụ án dân sự có đương sự là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần như người khuyết tật, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự. Đây là những khách hàng thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội so với chủ thể dân sự khác. Điều này đòi hỏi Luật sư có sự tận tâm, chân thành và kỹ năng đặc biệt trong tiếp xúc với các khách hàng thuộc nhóm người yếu thế, tạo niềm tin cho họ. Tùy thuộc vào từng tranh chấp mà Luật sư xác định các tình tiết phù hợp.

[b] Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự

Hồ sơ khởi kiện gồm đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo. Khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng, Luật sư cần đảm bảo rằng việc khởi kiện của đương sự là có đủ điều kiện khởi kiện và Toà án phải thụ lý vụ việc. Các tài liệu, chứng cử nộp kèm theo đơn khởi kiện phải đảm bảo tính đầy đủ và tính hợp pháp, phù hợp với hình thức và các nội dung, tình tiết, yêu cầu trình bày trong đơn khởi kiện.

- Thứ nhất, tính đầy đủ của tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ khởi kiện

- Thứ hai, tính hợp pháp của tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ khởi kiện

Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý thuê ngoài của Công ty Luật TNHH Everest

3- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp dân sự

[a] Tiếp xúc, trao đôi với khách hàng trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

Trong thực tiễn hoạt động nghề của Luật sư khi tham gia giải quyết các tranh chấp, thì tranh chấp dân sự là một dạng tranh chấp thường gặp, phố biến và phức tạp. Nhiều vụ án dân sự, khi giải quyết yêu cầu chính, đồng thời phải giải quyết các quan hệ khác có liên quan như quan hệ trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng... Ngoài ra, còn có các quan hệ pháp luật “Giáp ranh” giữa dân sự và hình sự; dân sự với kinh doanh, thương mại; dân sự với lao động; dân sự với HN&GĐ... Vì thế, ngoài những kỹ năng chung, tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự, Luật sư cần lưu ý những vấn đề đặc thù của loại án dân sự so với các án khác như lao động, HN&GĐ, kinh doanh, thương mại.

[b] Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện với một số tranh chấp dân sự phổ biến

Ngoài các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể khởi kiện, Luật sư cần lưu ý hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tương ứng với đặc trưng của vụ án.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng khởi kiện vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.60826 sec| 964.227 kb