Làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự có khó không?

12/05/2024
Lý Thông
Lý Thông
“Làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự có khó không?” là một câu hỏi đặt ra đối với một thực tập sinh ngành luật chưa có tí kinh nghiệm thực tế nào cần trả lời. Để soạn được đơn yêu cầu thi hành án dân sự, chúng ta cần nắm rõ Luật Thi hành án dân sự quy định như thế nào về đơn yêu cầu thi hành án.

1- Quy định của Luật thi hành án dân sự về mẫu đơn yêu cầu

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung sau đây:

Thứ nhất là tên, địa chỉ của người yêu cầu;

Thứ hai là tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

Thứ ba là tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

Thứ tư là nội dung yêu cầu thi hành án;

Thứ năm là thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

Thứ sáu là ngày, tháng, năm làm đơn;

Thứ bảy là chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự chi tiết: Mẫu số D01-THADS ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BTP ngày 14/8/2023 của Bộ Tư pháp.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Xác định tư cách đương sự trong thi hành án dân sự

[a] Khái niệm về tư cách đương sự trong thi hành án dân sự

Đương sự trong thi hành án dân sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án. Một là người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Hai là người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

[b] Quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định người được thi hành án có các quyền sau đây:

Một là yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;

Hai là được thông báo về thi hành án;

Ba là thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;

Bốn là yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

Năm là tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;

Sáu là không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;

Bảy là yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

Tám là ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

Chín là chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;

Mười là được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

Mười một là khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

Một là chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;

Hai là thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

Ba là chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

[c] Quyền và nghĩa vụ của người phải thi hành án

Căn cứ khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định người phải thi hành án có các quyền sau đây:

Một là tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;

Hai là tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;

Ba là được thông báo về thi hành án;

Bốn là yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

Năm là chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật này;

Sáu là yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

Bảy là được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;

Tám là khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest

Căn cứ khoản 2 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

Một là thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;

Hai là kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;

Ba là thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

Bốn là chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

3- Xác định nội dung yêu cầu thi hành án

Thi hành án dân sự nhằm mục đích bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân. Do đó, nội dung yêu cầu thi hành án của người yêu cầu thi hành án (hay người được thi hành án) chính là nội dung phần quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hay nói một cách chính xác hơn, bản án ra quyết định như thế nào thì người được thi hành án yêu cầu thi hành án như thế và cơ quan thi hành án phải thực hiện nội dung bản án đã ra quyết định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

4- Thủ tục nộp đơn yêu cầu thi hành án

Thời gian thực hiện thi hành án tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng nếu không gặp các sự kiện bất khả kháng hoặc trì hoãn thì thường thời gian này khoảng 1,5 tháng gồm các giai đoạn:

Sau khi nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ trả lời về việc có giải quyết yêu cầu và ra quyết định thi hành án trong thời gian 05 ngày làm việc.

Sau khi ra quyết định, cơ quan thi hành án sẽ gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc và thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản.

Không chỉ thông báo cho đương sự, cơ quan thi hành án còn phải niêm yết công khai văn bản này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết và thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng.

Sau đó, người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện thi hành án tự nguyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn tự nguyện thi hành án, người thi hành án không tự nguyện thi hành án thì sẽ phải tiến hành xác minh hoặc xác minh ngay nếu thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Sau đó, hết thời hạn tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, việc cưỡng chế này không được thực hiện trong thời gian từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau và không thực hiện trong các ngày nghỉ, ngày lễ.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự có khó không? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự có khó không? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự có khó không?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36629 sec| 984.055 kb