Xét xử tái thẩm vụ án dân sự

22/03/2023
Thủ tục tái thẩm và thủ tục giám đốc thẩm là hai thủ tục tố tụng độc lập của tố tụng dân sự. Tuy vậy, hai thủ tục này vẫn có những vấn đề giống nhau cơ bản vì đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để bảo đảm cho bản án, quyết định hợp pháp và có căn cứ. Do đó, Điều 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định các vấn đề thẩm quyền, thời hạn, phạm vi và thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm giống như ở thủ tục giám đốc thẩm.

1- Thẩm quyền tái thẩm

- Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp cấp tỉnh, toà án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
- Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp cao bị kháng nghị. Trong trường hợp có nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thuộc thẩm quyền tái thẩm của toà án nhân dân cấp cao và Tòa án dân nhân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền tái thẩm toàn bộ.

2- Hội đồng xét xử tái thẩm

Tái thẩm là thủ tực xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị nên cũng giống như thủ tục phúc thẩm, giám đổc thẩm các thành viên của hội đồng giám đốc thẩm phải là những thẩm phán xét xử chuyên nghiệp. Trong hội đồng xét xử tái thẩm, không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Thành phần hội đồng xét xử tái thẩm được quy định tại các điều 66, 337 và 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

- Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán đối với bản án, quyết định của toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với bản án, quyết định của toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao.

- Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán đối với bản án, quyết định của toà án nhân dân cẩp cao bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp cao có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

Những vụ án có tính chất phức tạp nêu trên là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất;
- Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau;
- Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Việc uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao tổ chức xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán hay toàn thể uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao do chánh án toà án nhân dân cấp cao xem xét, quyết định. Việc Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thấm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán hay toàn thể Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

3- Chuẩn bị mở phiên toà tái thẩm

- Phiên toà tái thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày nhận kháng nghị, kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn này, toà án cần tiến hành tất cả các công việc cần thiết cho việc mở phiên toà.
- Sau khi nhận được kháng nghị, toà án tái thẩm yêu cầu toà án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cho toà án mình nghiên cứu chuẩn bị xét xử. Chánh án toà án phân công một thẩm phán là thành viên của hội đồng xét xử chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị xét xử. Thành viên này có nhiệm vụ nghiên cứu lại trước hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng nghị, bản kháng nghị, kết luận viết của viện kiểm sát (nếu có) và chuẩn bị bản thuyết trinh về vụ án. Các thành viên khác của hội đồng xét xử cũng tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững nội dung vụ án để tham gia xét xử. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên hội đồng tái thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên toà tái thẩm.

4- Những người tham gia phiên toà tái thẩm

Tái thẩm là thủ tục tố tụng xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Để bảo đảm thủ tục này tiến hành đúng pháp luật, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải tham gia tất cả các phiên toà tái thẩm, thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm cũng được tiến hành chủ yếu dựa vào hồ sơ vụ án nên những người tham gia tố tụng không buộc phải tham gia phiên toà. Toà án tái thẩm chỉ triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên toà khi cần thiết cho việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (Điều 338, Điều 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

5- Phạm vi tái thẩm

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm là nhằm xác định tình tiết mới được phát hiện, về nguyên tắc, toà án tái thẩm chỉ tập trung vào việc xem xét tình tiết mới được phát hiện. Để bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định, căn cứ vào Điều 342 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng tái thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quỳết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Ngoài ra, hội đồng tái thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.

6- Thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm

Theo quy định tại Điều 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm cũng được thực hiện như phiên toà giám đốc thẩm, phiên toà tái thẩm không mở công khai. Nếu có người tham gia tố tụng đã được toà án triệu tập vắng mặt thì phiên toà vẫn được tiến hành. Trong trường hợp kiểm sát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi mà không có người thay thế ngay thì phải hoãn phiên toà.
 
Sau khi chủ toạ khai mạc phiên ĩoà, một thành viên của hội đồng tái thấm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trinh xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp ỉuật bị kháng nghị, các cân cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường họp viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị. Tiếp đó, đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác được toà án triệu tập đến phiên toà giám đốc thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ. Đại diện viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án. 
Ngay sau khi kết thúc phiên toà, đại diện viện kiểm sát phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho toà án để lưu vào hồ sơ vụ án. Các thành viên hội đồng xét xử tái thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Cuối cùng hội đồng xét xử tái thẩm nghị án, biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên toà.

Trường hợp uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao xét xử bằng hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán thì quyết định của hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia hội đồng biểu quyết tán thành. Trường hợp uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của uỷ ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Trường hợp Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm 5 thẩm phán thì quyết định của hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia hội đồng biểu quyết tán thành. Trường họp Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
 
Do mục đích tái thẩm khác với mục đích giám đốc thẩm nên trong phiên toà tái thẩm, hội đồng tái thẩm chủ yếu tập trung vào việc xác định căn cứ kháng nghị. Trường hợp có căn cứ kháng nghị thì hội đồng tái thẩm sẽ huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, khôi phục lại vụ án để xét xử lại từ đầu.

7- Quyền hạn của hội đồng xét xử tái thẩm

Căn cứ vào mục đích, tính chất của tái thẩm dân sự, Điều 356 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, hội đồng xét xử tái thẩm có các quyền hạn sau:

Một là không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu việc kháng nghị không có căn cứ, bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết đúng pháp luật thì hội đồng xét xử tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án bị kháng nghị. Trong trường hợp này bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.

Hai là huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung. Khi kháng nghị có căn cứ, nghĩa là quyết định của toà án trong các bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết vụ án không phù hợp với thực tế khách quan của nó, không đúng pháp luật thì hội đồng xét xử tái thẩm huỷ bản án, quyết định để xét xử lại vụ án. Toà án xử lại vụ án phải tiến hành giải quyết vụ án như đối với vụ án mới. Trong quá trình giải quyết lại vụ án, toà án phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Khi huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử lại vụ án dân sự, hội đồng xét xử tái thẩm có thể hướng dẫn toà án cấp dưới xử lại vụ án về những vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, khi giải quyết lại vụ án, toà án cấp dưới vẫn có phải căn cứ vào pháp luật và thực tể khách quan của vụ án mà quyết định. Bản án, quyết định của toà án xét xử lại vụ án cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
 
Ba là huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Khi có các căn cứ quy định tại Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì hội đồng xét xử tái thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kể thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; người khởi kiện nít đơn khởi kiện và được toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu toà án tiếp tục giải quyết vụ án; nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; thời hiệu khởi kiện đã hết v.v... thì khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, hội đồng xét xử tái thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.

8- Quyết định tái thẩm

Khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ lực tái thẩm, toà án ra quyết định tái thẩm. Quyết định tái thẩm phải có các nội dung theo quy định tại Điều 348 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định tái thẩm có hiệu lực thi hành ngay.
Theo quy định tại các điều 350 và 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, hội đồng xét xử tái thẩm phải gửi quyết định tái thẩm cho đương sự và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định tái thẩm; toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Quyết định tái thẩm được toà án có thẩm quyền tái thẩm công bố trên cổng thông tin điện tử của toà án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

 

0 bình luận, đánh giá về Xét xử tái thẩm vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.62819 sec| 990.969 kb